Thứ bảy, 27/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 69
Tập XXVI, số 8 (181) 2016

Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp nhằm tăng cường các dịch vụ chăm sóc sơ sinh tại hai huyện, tỉnh Đắk Lắk

Evaluation of intervention model effects to improve the newborn care services at two districts, Dak Lak province
Tác giả: Tạ Như Đính, Ngô Toàn Anh, Chu Hùng Cường, Ngô Văn Toàn, Nguyễn Anh Dũng
Tóm tắt:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp nhằm tăng cường các dịch vụ chăm sóc sơ sinh (CSSS) tại hai huyện, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2013-2016. Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có so sánh trước sau và không đối chứng để đánh giá hiệu quả can thiệp. Nghiên cứu được triển khai trên 2 bệnh viện huyện Buôn Đôn, Cư Kuin và tất cả 15 trạm y tế (TYT) xã thuộc 2 huyện. Kết quả cho thấy mô hình can thiệp tăng cường dịch vụ CSSS tại bệnh viện huyện và trạm y tế xã tỉnh Đắk Lắk 2013-2016 đã mang lại kết quả rất khả quan. Sau can thiệp hầu hết các trang thiết bị cần thiết cho CSSS tại các bệnh viện huyện và TYT xã đều có đủ về số lượng. Trước can thiệp, không có bất kỳ một TYT xã nào có đủ thuốc thiết yếu cho CSSS, sau can thiệp đã có 14/15 TYT xã đã có đủ 11 loại thuốc thiết yếu. Trước can thiệp, chỉ có 5/12 thuốc thiết yếu là có sẵn tại bệnh viện huyện, sau can thiệp tất cả thuốc thiết yế u cho CSSS đều có đủ về số lượng. Trước can thiệp, không có một TYT xã nào cung cấp đủ các dịch vụ CSSS, sau can thiệp đã có 12/15 TYT xã cung cấp đủ 13 dịch vụ CSSS. Trước can thiệp, chỉ có 18/26 dịch vụ CSSS được thực hiện tại bệnh viện huyện, sau can thiệp, tất cả 26 dịch vụ CSSS được thực hiện tại hai bệnh viện huyện.
Summary:
To evaluate the effects of intervention model to improve the newborn care services at two districts, Dak Lak province, 2013- 2016. This was a non-controlled community intervention study. The study was carried out in two district hospitals of Buon Don and Cu Kuin and all 15 commune health stations of two districts. The intervention model for newborn care seems to be succesful. After intervention, almost essential equipment’s at district hoslitals and commune health stations were available and used. Before intervention, essential drugs for newborn care were not available and enough at any commun health sataion but after intervention, these drugs are available at 14/15 commune health stations. Before intervention, only 5/12 kind of essntial drugs avalable in district hospital but after intervention, all essential drugs are availble. Before intervention, there was no commune health station providing enough newborn care services but after intervention, 12/15 commune health stations provide all 13 newborn care services. Before intervention, there were 18/26 newborn care services provided by district hospitals but after intervention, all 26 newborn care services provided by district hospitals.
Từ khóa:
Cơ sở vật chất, thuốc, trang thiết bị, chăm sóc sơ sinh
Keywords:
Infrastructures, drugs, equipment’s, newborn care
File nội dung:
O160869.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log