Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 51
Tập 29, số 8 2019

THỰC TRẠNG CHẤN THƯƠNG NGHỀ NGHIỆP DỰA TRÊN SỐ LIỆU BÁO CÁO TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ VIỆT NAM NĂM 2017

PREVALENCE OF OCCUPATIONAL INJURIES AMONG YOUNG WORKERS IN VIET NAM IN 2017
Tác giả: Lê Thị Thanh Xuân, Khương Văn Duy, Trần Như Nguyên, Phạm Thị Quân, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Nguyễn Quốc Doanh, Phan Mai Hương, Tạ Thị Kim Nhung, Lương Mai Anh, Nguyễn Thị Thu Huyền, Trần Anh Thành
Tóm tắt:
Nghiên cứu cắt ngang nhằm phân tích tỉ lệ chấn thương nghề nghiệp ở lao động trẻ theo độ tuổi, giới tính, ngành nghề, thời gian, địa phương ghi nhận. Tổng cộng có 27.865 ca tai nạn lao động (TNLĐ) được thu thập từ 37 tỉnh thành và 11 bệnh viện trong cả nước trong năm 2017 được nhóm nghiên cứu rà soát, tổng hợp và phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy lao động trẻ có tỷ lệ chấn thương nghề nghiệp cao hơn các nhóm khác là 25%. Lao động trẻ là nam giới có tỷ lệ chấn thương nghề nghiệp cao gấp 4,08 lần so với lao động trẻ là nữ giới. Lao động trẻ có tỉ lệ TNLĐ cao hơn vào mùa hè. Năm 2017, trong số 37 tỉnh thành báo cáo TNLĐ qua cơ sở y tế, TLNĐ ở lao động trẻ được ghi nhận nhiều nhất ở tỉnh Bình Dương. Làm ruộng là nghề bị TNLĐ được ghi nhận nhiều nhất đối với lao động trẻ. Nữ lao động trẻ làm ruộng bị TNLĐ nhiều hơn nam 16%. Kết luận: Lao động trẻ là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao tại nơi làm việc. Tuy nhiên, các số liệu hiện tại chưa đủ để mô tả toàn diện đặc điểm về số ca TNLĐ đối với lao động trẻ, nhất là theo ngành nghề và theo địa phương.
Summary:
A cross-sectional study identifed the prevalence occupational injuries based on the existing administrative OSH data collected by the national hospital system with a focus on age, sex, sector/occupation, time and location. Research used the secondary data and reviewed documents related to the notifcation and reporting system of occupational injuries in Vietnam. A total of 27,865 occupational accidents were notifed from 37 provinces (from Departments of Health, Centres for Preventive Medicine, Centers for Disease Control, Centre for Occupational and Environmental Health) and data from 11 hospitals nationwide in 2017 were reviewed, synthesized and analysed by the research team. The study results showed young workers experienced a 25 per cent higher rate of occupational injuries than other worker age groups. Male young workers suffered from occupational injuries 4.08 times or 408% higher rate than female ones. Young workers’ occupational injuries reached the highest rate in the summer. In 2017, among 37 provinces/ cities’ reports sent on occupational injuries through health facilitities, Binh Duong recorded the most. Occupational injury rate among young workers recorded the highest in farming. Young female farming workers suffered a 16 per cent higher rate of occupational injuries than male workers. Conclusion: The study result is reaffrms the high vulnerability of young workers at work. However, the existing data is not adequate and accurate to fully describe characteristics of young workers’ injuries, especially by occupation and province. The recording system of occupational injuries should be further reviewed nationwide.
Từ khóa:
Tai nạn, lao động trẻ, cơ sở Y tế
Keywords:
Occupational injuries; young workers, health facilities
File nội dung:
o190851.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log