Thứ ba, 07/05/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 127
Tập XXIII, số 11 (147) 2013

Thực trạng nhu cầu đào tạo của các trung tâm phòng chống HIV/AIDS khu vực Tây Nguyên, 2012

Situation on training demand for provincial HIV/AIDS control in High land Region 2012
Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Thúy Quỳnh, Lê Hồng Nga Lại Thị Minh, Nguyễn Văn Hùng, Trần Quốc Thắng, Dương Thúy Anh, Tống Thị Hà, Trần Thị Nguyệt Lan
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng phương pháp định lượng, kết hợp phương pháp định tính nhằm đánh giá thực trạng nhu cầu đào tạo của các cán bộ trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS (TT PC HIV/AIDS) khu vực Tây Nguyên đã được triển khai từ tháng 6/2012 đến tháng 12/2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả đối tượng nghiên cứu là những cán bộ chuyên môn đang làm việc tại các trung tâm phòng chống HIV/ AIDS khu vực Tây Nguyên (n=71) đều có nhu cầu học tập với các mức độ khác nhau. Tỷ lệ người có nhu cầu được đào tạo về truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS là 31%, can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV là 26,8%, giám sát theo dõi và đánh giá cũng như quản lý chương trình phòng chống HIV/AIDS chiếm 35,2%, Chăm sóc điều trị HIV/AIDS là 29,6%, Tư vấn xét nghiệm HIV 39,4%, Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là 22,5%. Tỷ lệ đối tượng sẵn sàng đi đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như đào tạo liên tục ở bất kỳ nơi nào là 49,3-59,2%, mong muốn học tại địa bàn công tác 35,2%-25,4%. Đa số cán bộ tham gia nghiên cứu mong muốn thời gian đi học không tập trung và trong vòng 1-2 tuần chiếm tỷ lệ 18,3%. Khó khăn chính khi đi học chủ yếu là lý do tài chính (67,6%). Cần xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi học các trình độ nâng cao đồng thời triển khai các khóa đào tạo chuyên môn ngắn hạn, có trọng tâm bám sát theo các yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với cán bộ vừa học vừa làm.
Summary:
A cross-sectional survey using a grow intergated qualitative and quatitative method conducted in High Plateau in order to evaluation on the situation of training demand of PAC staffs from June to December, 2012. The results showed that all subjects have training demand in different level. In particular, the proportion of study readiness in female (95.4%) is higher than male (82.2%). On the topic need to be trained, the proportion of communication on behavior change is 31%, intervention on HIV infected prevention is 26.8%, monitoring and evaluation as well as program management is 35.2%, care and treatment is 29.6%, HIV couseling and testing is 39.4%, PMTCT is 22.5%. The proportion of study in national education system as well as ongoing training is 49.3- 59,2%; training in currently working place is 35.2-25.4%. Almost of participants report that want to register in part time training and one or two weeks training with 18.3%. The main chalenges for study is financial issue with 67.6%. The results of the study showed that need to develop training plan in higher level in the national education system to improve the quality of human resources and planning to implementing the short-term professional training, focus on the mission requirements, and consistent with working-studying staffs
Từ khóa:
Nhu cầu đào tạo; trung tâm phòng, chống HIV/AIDS; Tây Nguyên; kiến thức chuyên môn.
Keywords:
Training demand, provincial HIV/AIDS Control, Tay Nguyen, professional knowledge.
File nội dung:
yhdp_origin127_11_2013.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log