Chủ nhật, 28/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 58
Tập XXVI, số 10 (183) 2016

Véc tơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản tại một số xã trọng điểm huyện sông Mã, Sơn La, 2015

Japanese encephalitis vector in some sentinel wards of song Ma district, Son La, 2015
Tác giả: Vũ Trọng Dược, Vũ Sinh Nam, Trần Vũ Phong, Nguyễn Thị Yên, Nguyễn Tiến Dũng, Ngũ Duy Nghĩa, Phạm Thị Cẩm Hà, Trần Như Dương
Tóm tắt:
Tiến hành nghiên cứu mô tả tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La – nơi thường xuyên ghi nhận số bệnh VNNB cao nhất của tỉnh - vào tháng 7 năm 2015 nhằm xác định sự phân bố muỗi véc tơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB). Kết quả cho thấy có 8 loài muỗi đã được ghi nhận tại đây. Trong đó, có mặt của các loài muỗi là véc tơ trung gian truyền bệnh Viêm Não Nhật Bản như muỗi Culex tritaeniorhynchus và Culex vishnui. Chỉ số mật độ muỗi Culex tritaeniorhynchus ghi nhận rất cao tại chuồng gia súc (5,65 – 34,15 con/chuồng) và ghi nhận thấp hơn tại hộ gia đình (0 – 3,3 con/nhà). Chỉ số mật độ muỗi Culex vishnui ghi nhận thấp tại chuồng gia súc (0 – 1,95 con/chuồng) và không ghi nhận tại hộ gia đình. Ruộng lúa nước là loại thủy vực chính để muỗi VNNB phát triển (28,1% dương tính với bọ gậy Culex tritaeniorhynchus và 10,5% với Culex vishnui trong tổng số ruộng lúa nước điều tra). Với việc nghi nhận véc tơ truyền bệnh tại đây nhất là các thủy vực canh tác của người dân đang thực sự là một khó khăn, thách thức lớn trong công tác giám sát chủ động véc tơ truyền bệnh. Do đó nâng cao ý thức phòng muỗi đốt bằng ngủ màn và chăn muôi gia súc gia cầm tập trung và xa dân là rất cần thiết, từ đó làm giảm nguy cơ lan truyền bệnh VNNB trong cộng đồng.
Summary:
A cross-sectional study was performec to JE vectors distribution, we collected mosquitoes in the household and cattle house, larvae in water body in sentinel wards of Song Ma district where regularly recorded a high number of Japanese Encephalitis patients in Son La province, in July 2015. We collected 8 mosquito species including Culex tritaeniorhynchus and Culex vishnui. Culex tritaeniorhynchus mosquito density index is recorded higher in cattle house (5.65-34.15 mosquito/cattle house) than in household (0-3.3 mosquito/household). Culex vishnui mosquito density index is recorded low in cattle house (0-1.95 mosquito/barn), and none in household. Water rice field is main water JAPANESE ENCEPHALITIS VECTOR IN SOME SENTINEL WARDS OF SONG MA DISTRICT, SON LA, 2015 Vu Trong Duoc¹, Vu Sinh Nam¹, Tran Vưu Phong1¹, Nguyen thi Yen¹, Nguyen Tien Dung², Ngu Duy Nghia¹, Pham Thi Cam Ha¹, Tran Nhu Duong¹ ¹National Institute of Hygiene and Epidemiology, Hanoi ²Son la Center for Preventive Medecine body for Japanese encephalitis vectors breeding in study sites (28.1% of Culex tritaeniorhynchus and 10.5% of Culex vishnui are positive). The circulation of JE vectors investigated in waterice fields is a challenge for active vector control program. To solve the challenge, this issue, we need to collaborate with local authority, boards, association group and local community to reduce Japanese encephalitis mosquito population in water bodies of sentinel wards of Song Ma district. if the activities are archived, it will help to reduce the risk of Japanese encephalitis outbreak in community.
Từ khóa:
Culex tritaeniorhynchus, Culex vishnui, viêm não Nhật Bản.
Keywords:
Culex tritaeniorhynchus, Culex vishnui, Japanese encephalitis.
File nội dung:
O161058.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log