Thứ ba, 07/05/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 161
Tập XXVI, số 4 (177) 2016

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại trạm y tế xã ở một số tỉnh Việt Nam năm 2014

Health care needs of mothers and children at commune health centers in several provinces of Vietnam in 2014
Tác giả: Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Văn Tiến
Tóm tắt:
Nghiên cứu này nhằm mô tả nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại trạm y tế xã ở một số tỉnh Việt Nam năm 2014. Trong nghiên cứu cắt ngang sử dụng phương pháp định lượng và chọn mẫu chùm, phỏng vấn 431 phụ nữ/bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) hoặc người có vai trò quyết định trong chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình tại một số xã thuộc một số tỉnh Việt Nam. Kết quả cho thấy tỷ lệ có thai ngoài ý muốn ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất (9,1%), miền núi có tỷ lệ thấp nhất (1,5%). Tỷ lệ có thai ngoài ý muốn khi đang sử dụng bao cao su là cao 33,3%, vòng tránh thai là 25,0%. Theo địa dư, người dân thành thị có thai khi đang uống thuốc tránh thai chiếm tỷ lệ cao nhất (50,0%), ở nông thôn cao nhất khi đang dùng bao cao su cũng chiếm tỷ lệ 50,0%. Phần lớn phụ nữ đều muốn đẻ khi phát hiện ra mình có thai ngoài mong muốn (~96,7%). Vẫn còn tỷ lệ phụ nữ có kiến thức chưa đầy đủ về chăm sóc sức khỏe khi mang thai, chữa bệnh cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy, và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Như vậy, nghiên cứu đã cho thấy người dân có nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; cần tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, nhất là đối với phụ nữ ở nông thôn. Ngoài ra, cần có nghiên cứu về năng lực chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em của trạm y tế xã để có kế hoạch can thiệp phù hợp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe đối với tuyến này.
Summary:
The purpose of this study was to describe the health care needs of mothers and children at commune health centers (CHC) in several provinces of Vietnam in 2014. In the cross-sectional study using quantitative methods and the cluster sampling, 431 women and mothers at reproductive age (15-49 years old) or who has a decisive role in health care for the entire family in some provinces of Vietnam were interviewed. Results showed that the percentage of unwanted pregnancies in rural areas accounted for the highest proportion (9.1%), the mountain area had the lowest percentage (1.5%). The unintended pregnancy rate with condom was high (33.3%), and the one with pessary was 25.0%. By regions, urban dwellers who were pregnant, while taking contraceptive pill intake made up the highest proportion (50.0%); in rural areas the highest proportion of unintended pregnancy (50.0%) happened among people using condoms. Most of women wanted to have delivery when identified of unintended pregnancies (96.7%). There remains a certain percentage of women having incomplete knowledge about health care during pregnancy and health care for children with diarrhea and acute respiratory infections. In conclusions, there is a need for healthcare of mothers and children; it is necessary to enhance maternal and child’s health care communication, especially for women in rural areas. In addition, there is a high need for further research on commune health centers’ health care capacity for mothers and children in order to plan appropriate interventions to improve health care quality for CHCs
Từ khóa:
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe; Bà mẹ - trẻ em; Trạm y tế xã; Tỉnh/Thành; Việt Nam
Keywords:
Health care needs; Mothers and Children; Commune Health Center(s), Vietnam
File nội dung:
O1604161.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log