Thứ tư, 08/05/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 149
Tập XXVI, số 4 (177) 2016

Thực trạng kiến thức – thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm của người sản xuất chế biến thực phẩm truyền thống tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, năm 2010

Knowledge and practice on food hygiene and safety of traditional food producers in Lam Thao district, Phu Tho province in 2010
Tác giả: Nguyễn Thị Mai, Phạm Đức Mạnh, Trần Xuân Bách
Tóm tắt:
Một nghiên cứu cắt ngang trên 231 người trực tiếp chế biến thực phẩm thức ăn truyền thống tại huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ năm 2010 về kiến thức thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm, các tác giả rút ra các kết luận sau: Người trực tiếp sản xuất chế biến thực phẩm truyền thống có độ tuổi 15-49 chiếm 73,5%; tỷ lệ nữ 48,0 %; hầu hết có trình độ học vấn là trung học cơ sở và phổ thông trung học (93,6%); 81,% có thời gian làm việc từ 3 năm trở lên, chỉ có 0,9% làm dưới 1 năm. Người sản xuất chế biến tc phẩm thức ăn truyền thống có kiến thức về an toàn về sinh thực phẩm chiếm tỷ lệ tương đối cao, đặc biệt là vệ sinh cá nhân như vấn đề mặc bảo hộ lao động, đeo găng tay, khẩu trang khi sản xuất chế biến (96,0%); rửa tay bằng xà phòng và nước sạch (96,3%); không được khạc nhổ trong khi sản xuất chế biến (91,9%), học tập kiến thức (93,8%); khám sức khỏe (93,2%); sử dụng nước sạch (81,9%); biết các bệnh truyền qua thực phẩm (87,2%); thực phẩm (82,5%). Tuy nhiên, một số tiêu chí có kết quả đạt còn thấp như tỷ lệ có kiến thức về ngộ độc thực phẩm chỉ đạt 61,7%. Biết mua nguyên liệu phải có nguồn gốc chiếm tỷ lệ 47,0%; số người biết quy trình chế biến thực phẩm theo nguyên tắc 1 chiều là 50,8%. Thực hành của người chế biến thực phẩm còn hạn chế: có tập huấn kiến thức trong vòng một năm là 54,5%, khám sức khoẻ là 40,8%, có cấy phân trong vòng 1 năm là 15%.
Summary:
cross-sectional study of 231 direct traditional food producers in Lam Thao district of Phu Tho province was conducted in 2010 to assess their knowledge and practice on food hygiene and safety. The findings showed that: of all respondents, 73.5% aged 15-49; 48.0% were women, majority had secondary and high school education (93.6%), 81% had worked for more than 3 years while only 0.9% had worked for less than a year. Direct traditional food producers had a relatively high knowledge on food hygiene and safety, especially for personal hygiene such as wearing labor protection equipment, gloves, masks when processing food (96.0%); wash their hands with soap and water (96.3%); not spitting while processing food (91.9%), learning (93.8%); medical check-up (93.2 %); using freshwater (81.9%); food-borne diseases (87.2%); and foods (82.5%). However, there were several criteria that the respondents showed low knowledge on, including 61.7% knew about food poisoning, 47% knew the need to buy raw foods with defined sources of supply, 50.8% knew the one-way food processing rule. Practice of food processers was poor: there was only 54.5% received training, 40.8% did medical check-up over the past year, 15% had fecalysis.
Từ khóa:
Người chế biến thực phẩm truyền thống; kiến thức-thực hành; ant oàn vệ sinh thực phẩm; tỉnh PhúT họ
Keywords:
Traditional food producers; knowledge and practice; food hygiene and safety; Phu Tho province
File nội dung:
O1604149.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log