Thứ bảy, 04/05/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 35
Tập XXVI, số 6 (179) 2016

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh ho gà ở trẻ em được chẩn đoán ho gà tại bệnh viện Nhi trung ương, giai đoạn 2012 – 2014

Clinical, epidemiological characteristics of pertussis in children at the national pediatrict Hospital during 2012-2014
Tác giả: Đỗ Thiện Hải, Dương Thị Hồng, Đỗ Thúy Nga, Hoàng Thị Thu Hà
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu được thực hiện trên 108 bệnh nhi được chẩn đoán khẳng định mắc ho gà bằng kết quả phòng thí nghiệm, nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/6/2012 đến ngày 31/5/2014. Kết quả cho thấy bệnh ho gà thường gặp ở trẻ <3 tháng (78,7%), tuổi bị bệnh nhỏ nhất là 7 ngày và chiếm tỷ lệ cao ở nhóm trẻ chưa được tiêm phòng (89,8%). Bệnh xảy ra rải rác quanh năm nhưng gặp nhiều trong các tháng từ tháng 1 đến tháng 3. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của ho gà là ho cơn có tím tái (96,3%) hoặc đỏ mặt (89,8%), ho cơn dài rũ rượi (86,1%), kèm tăng xuất tiết đờm quánh sau cơn ho (73,1%). Các triệu chứng khác như tiếng thở rít sau cơn ho, nôn sau ho, ngừng thở gặp với tần suất thấp hơn (33,3%, 25,9% và 18,5%) nhưng đặc hiệu hơn với bệnh ho gà. Biến chứng của ho gà thường gặp là viêm phế quản phổi (74,1%), suy hô hấp (37%), tiếp đó là xuất huyết kết mạc (14,8%) và co giật (1,9%). Trong số trẻ mắc ho gà nặng, có 66,7% bệnh nhi bị đồng nhiễm với các căn nguyên vi khuẩn hoặc virut khác như Respiratory syncytial virus (RSV), Rhinovirus và Adenovirus. Trẻ mắc ho gà có chỉ số bạch cầu, bạch cầu lympho và tiểu cầu cao và tăng theo mức độ nặng của bệnh ho gà (số lượng bạch cầu theo thể bệnh từ nhẹ đến nặng: 17,1 ± 8,29; 19,3 ± 10,73; 33,5 ± 20,53; số lượng bạch cầu lympho tương ứng: 10,1 ± 5,57; 13,9 ± 7,79; 16,7 ± 8,88 Giga/lit và số lượng tiểu cầu tương ứng: 391 ± 79,14; 91 ± 89,15; 69 ± 120,8 Giga/lit).
Summary:
A retrospective and prospective descriptive study was carried out on 108 children with confirmed laboratory diagnosis of pertussis enrolled in National Pediatric Hospital from 1/6/2012 to 31/5/2014. Result showed that pertussis occurred more frequently in children of <3 months old (78.7%) with the youngest case was 7 days old and most of cases (89.8%) were not vaccinated. Pertussis occured in all months of the year but more in January-March. The most frequent symptoms of pertussis were paroxysmal cough with cyanosis (96.3%) or with blowzy (89.8%), long duration paroxysmal cough (86.1%), with increased sputum production consistency after cough (73.1%). Other symptoms such as whooping after cough, posttussive vomiting and apnea were seen with lower frequency but specific for pertussis (33.3%, 25.9% and 18.5%). Most complications of pertussis in children was pneumonia (74.1%), respiratory faillure (37%), conjunctival hemorrhage (14.8%) and seizures (1.9%). Among serious pertussis children, the coinfection with other viruses such as Respiratory syncytial virus (RSV), Rhinovirus và Adenovirus was found in 66.7% of patients.Pertussis patients were with leukocytosis, lymphocytosis and augmented platelets according to the severity of illness (WBC count: 17.1 ± 8.29; 19.3 ± 10.73; 33.5 ± 20.53; lymphocyte count: 10.1 ± 5.6; 13.9 ± 7.8; 16.7 ± 8.9 and platelet value of 391 ± 79.1; 91 ± 89.2; 69 ± 120.8 Giga/lit respectively).
Từ khóa:
Bệnh ho gà, đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng
Keywords:
Pertussis, epidemiological characters, clinical symptoms
File nội dung:
O160635.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log