Thứ bảy, 04/05/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 109
Tập XXVI, số 6 (179) 2016

Nhu cầu sử dụng điện thoại hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV trong nhóm bệnh nhân HIV/AIDS tại Hà Nội

Demand for using mobile phone to support ARV adherence among HIV/AIDS patients in Hanoi
Tác giả: Phạm Đức Mạnh, Trần Xuân Bách
Tóm tắt:
Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành nhằm mô tả nhu cầu sử dụng điện thoại di động ở nhóm bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS trong hỗ trợ điều trị ARV tại Hà Nội. Tổng cộng có 608 bệnh nhân được tuyển vào nghiên cứu tại 3 cơ sở điều trị ARV. Thông tin về thói quen sử dụng điện thoại và nhu cầu sử dụng điện thoại trong hỗ trợ tuân thủ điều trị ART được khảo sát. Kết quả cho thấy, có 65,5% nam và 73,5% nữbệnh nhân có nhu cầu sử dụng điện thoại hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV. Hình thức thông tin mong muốn là gọi trực tiếp của cán bộ y tế (58,3%). Dịch vụ mong muốn là trao đổi trực tiếp ý kiến với bác sỹ (41,1%), tiếp đến là báo nhắc uống thuốc tự động (27,8%). Rào cản chính trong việc áp dụng là bệnh nhân để mất điện thoại (40,8% nam và 40,7% nữ). Những người có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên (OR=2,41; 95%CI=1,31-4,43), đau đớn/khó chịu (OR=1,68; 95%CI=1,05-2,69) và hay để điện thoại chỗ người khác lấy và xem được (OR=2,01; 95%CI=1,10-3,65) có xu hướng sẵn sàng đăng kí sử dụng dịch vụ ứng dụng điện thoại di động. Giải quyết vấn đề kì thị và tư vấn vềtình trạng sức khỏe của từng đối tượng trong cung cấp dịch vụ hỗ trợ tuân thủ bằng điện thoại di động là khả thi và cần thiết.
Summary:
A cross-sectional study was conducted to describe the demand for using mobile phone to support ARV adherence among HIV/AIDS patients in Hanoi. A total of 608 patients were recruited at 3 ARV clinics. Collected information included cell phone using habit and the demand for using mobile phone to support adherence. The results show that, 65.5% males and 73.5% females had this demand. The most preferable communication manner was to call health workers directly (58.3%). The preferred services were to talk directly with physicians (41.1%) and automatic alarms to take drug (27.8%). The main barrier was that patients had ever lost their mobile phone (40.8% males and 40.7% females). Patients having high education or above (OR=2.41; 95%CI=1.31-4.43); Pain/Discomfort (OR=1.68; 95%CI=1.05-2.69); and usually left mobile phone in the place where people could easily take or view (OR=2.01; 95%CI=1.10-3.65) were more likely to willing to use the service using mobile phone. Addressing discrimination and knowing health status of each individual should be considered when providing services using mobile phone to support adherence
Từ khóa:
Điện thoại di động, tuân thủ điều trị ART, HIV/AIDS
Keywords:
Mobile phone, ARTadherence, HIV/AIDS
File nội dung:
O1606109.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log