Thứ tư, 15/05/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Áp dụng phương pháp PCR đa mồi định type huyết thanh và phát hiện gen độc lực của vi khuẩn Klebsiella pneumoniae phân lập từ bệnh nhân áp xe gan điều trị tại bệnh viện Bạch Mai
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 67
Tập 27, số 2 (190) 2017

Hiệu quả dự phòng nhiễm khuẩn của catheter tĩnh mạch dưới đòn có phủ thuốc kháng sinh ở bệnh nhân chấn thương sọ não, đột quỵ não

Infective prophylactic effectiveness of subclavicular venous catheter covered with antibiotic in the patients with head injury and stroke
Tác giả: Trần Đắc Tiệp, Đặng Anh Sơn
Tóm tắt:
Đánh giá hiệu quả dự phòng nhiễm khuẩn của catheter có phủ thuốc kháng sinh được đặt tại vị trí tĩnh mạch dưới đòn. Nghiên cứu tiến cứu thực nghiệm, can thiệp, có đối chứng ở 61 bệnh nhân đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn nằm điều trị tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện 198 Hà Nội chia làm 2 nhóm (nhóm catheter phủ thuốc kháng sinh minicyclin - rifampicin và nhóm không phủ thuốc kháng sinh) từ tháng 11/2014 đến tháng 7/2015. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn đầu trong catheter của nhóm phủ thuốc kháng sinh (10,3%) thấp hơn nhóm catheter không phủ kháng sinh (37,5%) với p <0,05. Tỷ lệ nhiễm khuẩn tại vị trí đặt catheter của nhóm phủ thuốc kháng sinh (27,6%) thấp hơn nhóm catheter không phủ kháng sinh (59,4%) với p < 0,05. Sự thay đổi nhiệt độ, số lượng bạch cầu, hàm lượng CRP, nồng độ Procalcitonintại các mốc thời gian lưu catheter của nhóm catheter kháng sinh đều thấp hơn của nhóm không phủ thuốc kháng sinh tại tất cả các thời điểm. Điều này đặc biệt thấy rõ tại khoảng thời gian sau đặt catheter 7 ngày (p < 0,05). Sử dụng catheter tĩnh mạch trung tâm có phủ thuốc kháng sinh có tác dụng dự phòng nhiễm khuẩn tốt hơn catheter không phủ thuốc kháng sinh.
Summary:
Evaluating the infective prophylactic effectiveness of subclavicular venous catheter covered with antibiotic. A controlled, interventional, descriptive, prospective study was conducted in 61 patients with subclavicular venous catheter at ICU in Hospital 198 Ha Noi, the patients were divided into 2 groups (group 1: catheter covered with minicyclin - rifampicin and group 2: catheter without antibiotic) from 11/2014 to 7/2015 Result: The infection proportion of distal catheter tip in group 1 (10.3%) was less than that in group 2(37.5%) (p<0.05). The infection proportion at the place where catheter was inserted in group 1(27.6%) was less than that in group 2 (59.4%) (p<0.05). Changes in temperature, the number of leucocyte, CRP level, Procalcitonin concentration in group 1 were less than those in group 2 at all times, especially after 7 days of catheterization (p<0.05) Conclusion: The use of central venous catheter covered with antibiotic had a better infective prophylactic effectiveness than that without antibiotic
Từ khóa:
catheter, kháng sinh, chấn thương sọ não, đột quỵ não
Keywords:
catheter, antibiotic, head injury, stroke
File nội dung:
o170267.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log