Thứ tư, 15/05/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Áp dụng phương pháp PCR đa mồi định type huyết thanh và phát hiện gen độc lực của vi khuẩn Klebsiella pneumoniae phân lập từ bệnh nhân áp xe gan điều trị tại bệnh viện Bạch Mai
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 119
Tập 27, số 2 (190) 2017

Một số đặc điểm thói quen ăn uống ở phụ nữ béo phì trung tâm 20-59 tuổi mắc và không mắc hội chứng chuyển hoá tại phường Cổ Nhuế và Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Characteristics of eating habits in metabolic syndrome and non-metabolic syndrome women aged 20-29 years having central obesity in Co Nhue and Xuan Dinh comnune, Bac Tu Liem district, Hanoi
Tác giả: Cao Thị Thu Hương, Lê Danh Tuyên
Tóm tắt:
Một nghiên cứu điều tra cắt ngang mô tả trên 250 đối tượng nhằm mô tả một số đặc điểm thói quen ăn uống ở phụ nữ béo phì trung tâm 20-59 tuổi mắc và không mắc hội chứng chuyển hoá (HCCH) tại phường Cổ Nhuế và Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Các đối tượng xác định HCCH theo tiêu chuẩn của IDF, 2006. Các thông tin chung, thói quen ăn uống, tần xuất tiêu thụ một số thực phẩm theo tuần và ngày của đối tượng đã được thu thập. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ đối tượng có hút thuốc là là 4,4%. Tỷ lệ đối tượng không uống rượu/bia trong 12 tháng qua là 50,0%, tỷ lệ có uống rượu/bia trong vòng 30 ngày qua là 37,2%. Số bữa ăn trung bình là 3,11 ±0,72 bữa. Tỷ lệ đối tượng bỏ bữa ăn sáng là 13,2%. Số ngày trung bình có trái cây và số ngày trung bình có rau một tuần là 5,41± 2,06 ngày và 6,96 ± 0,27 ngày. Số đơn vị ăn trái cây và rau một ngày là 1,5± 0,9 đơn vị và 2,0± 0,5 đơn vị. Tỷ lệ đối tượng không tiêu thụ đủ 5 suất trái cây và rau một ngày là 85,2%. Đối tượng tiêu thụ dưới 5 đơn vị trái cây và rau một ngày có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 2,2 lần so với đối tượng tiêu thụ ≥ 5 đơn vị rau/trái cây (OR=2,2; 95% CI: 1,1-4,4; p < 0,05). Đối tượng ăn món chiêu rán mỗi ngày có nguy cơ mắc HCCH cao hơn 1,7 lần so với đối tượng không ăn món chiên/rán (OR=1,7; 95%CI: 1,1-3,0; p<0,05).
Summary:
A cross-sectional study was conducted in 250 subjects to describe somecharacteristics of eating habits in metabolic syndrome and non-metabolic syndrome womenhaving central obesity aged 20- 59 years in Co Nhue and Xuan Dinh commune, Bac Tu Liem district, Hanoi. All subjects were defined metabolic syndrome based on IDF's criteria, 2006. The subjects were interviewed to record general information, food habit and consumption frequency of some food per week, per day. The results shoswed: the percentage of subjects smoking tobacco was 4.4%. Percentage of subjects who did not drink alcohol during previous 12 months was 50.0%, and percentage of subject who drank alcohol in previous 30 days was 37.2%. Average number of meals was 3.11 ±0.72 and 13.2% of subjects skipping breakfast. Average number of days consuming fruit and vegetables in a typical week was 5.41± 2.06 days and 6.96±0.27 days. Percentage of people who eating less than 5 servings of fruit and/or vegetables was 85.2%, The subject eating less 5 servings of fruit and/or vegetables had higher 2.2 time of risk of metabolic syndrome as compared to more 5 servings with OR=2.2; 95%CI: 1.1- 4.4; p<0.05. the subjects eating fried food had more 1.7 times of risk of metabolic syndrome as compared to the subjects did not (OR=1.7; 95%CI: 1.1-3.0; p<0.05)
Từ khóa:
Hội chứng chuyển hóa, tiêu thụ rau, trái cây, nguy cơ
Keywords:
Metabolic syndrome; fruit consumption, vegetables consumption, risk
File nội dung:
o1702119.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log