Thứ ba, 14/05/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Áp dụng phương pháp PCR đa mồi định type huyết thanh và phát hiện gen độc lực của vi khuẩn Klebsiella pneumoniae phân lập từ bệnh nhân áp xe gan điều trị tại bệnh viện Bạch Mai
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 96
Tập 27, số 2 (190) 2017

Một số đặc điểm thói quen ăn uống và hoạt động thể lực ở trẻ em thừa cân - béo phì 11-15 tuổi

Characteristics of eating habits and physical activities among overweight - obesity children 11-15 years old
Tác giả: Cao Thị Thu Hương, Lê Danh Tuyên
Tóm tắt:
Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích được tiến hành trên 330 trẻ thừa cân-béo phì tại hai trường trung học cơ sở Đống Đa và Phương Mai quận Đống Đa, Hà Nội nhằm tìm hiểu thói quen ăn uống và hoạt động thể lực của trẻ liên quan đến hội chứng chuyển hóa (HCCH). Kết quả cho thấy: tần suất tiêu thụ một số thực phẩm của trẻ em thừa cân-béo phì (TC-BP) có liên quan đến HCCH như tiêu thụ mì ăn liền ≥ 3 lần/ tuần (OR=2,8; 95%CI: 1,5-5,4), uống sữa bò < 3 lần/tuần (OR=2,3; 95%CI: 1,2-4,2), uống nước ngọt ≥ 1 lần/tuần (OR=2,2; 95%CI:1,1-4,2); Trẻ hay ăn vặt có nguy cơ mắc HCCH cao hơn 2,6 lần (OR=2,6; 95%CI: 1,4-4,8). Trẻ thừa cân-béo phì có nguy cơ mắc HCCH khi có thời gian học > 10 giờ/ngày (OR=3,1; 95%CI: 1,5-6,6), tần suất chơi thể thao < 3 lần/tuần (OR=3,1; 95%CI: 1,5-6,4); tham gia làm việc nhà < 3 ngày/ tuần (OR=4,2; 95%CI: 2,2-8,2); xem tivi ≥ 60 phút/ngày (OR=2,3; 95%CI: 1,1-4,7); sử dụng máy vi tính ≥ 60 phút/ngày (OR=2,9; 95%CI: 1,5-5,6); ngủ < 8 giờ/ngày (OR=2,3; 95%CI: 1,2 - 4,3). Nghiên cứu cho thấy rằng tần suất tiêu thụ thực phẩm, thói quen ăn vặt, ngồi nhiều, ít chơi thể thao, ít tham gia giúp việc nhà, sử dụng máy tính và xem ti vi nhiềulà những yếu tố liên quan đến HCCH của TC-BP.
Summary:
A descriptive cross - sectional study with analysis was conducted on 330 obese-overweight children in Dong Da and Phuong Mai junior high schools of Dong Da district, Hanoi to explorechildren’s eating habits and physical activities related to the metabolic syndrome. Subjects were students aged 11-15 years, who were identified overweight-obese according to WHO standard 2007. Their weight, height, waist circumference and blood pressure (BP) were collected. Their fasting blood samples were taken to quantify plasma glucose, HDL-C, and triglycerides. Pre-tested structure questionnaireswere used to interview children and their parents. Results showed that the consumption frequency of some foods was related to metabolic syndrome such as consumption of instant noodle over 3 times/week (OR=2.8; 95%CI: 1.5-5.4), consumption of cow milk less than 3 times/week (OR=2.3; 95%CI: 1.2-4.2), consumption of soft drinks more than 1 times/week (OR=2.2; 95%CI:1.1-4.2); eating snacks (OR=2.6; 95%CI: 1.4-4.8). Overweight-obese children were more likely to be at risk of metabolic syndrome when the time for sitting was over 10 hours/day(OR=3.1; 95%CI: 1.5-6.6), playing sports less than 3 times / week (OR = 3.11); participating in home chores less than 3 days/week (OR=3.1; 95%CI: 1.5-6.4); watching TV ≥ 60 mins/day (OR=2.3; 95%CI: 1.1-4.7); using computers ≥ 60 mins/day (OR=2.9; 95%CI: 1.5-5.6); sleeping less than 8 hours/day (OR=2.3; 95%CI:1.2-4.3). Conclusion: The frequency of food consumption, junk food habits, more sitting time, less sport and home chore time, more using of computer and watching television were common factors related to the metabolic syndrome in obese - overweight children.
Từ khóa:
Tần suất, hoạt động thể lực, trẻ em 11-15 tuổi, HCCH
Keywords:
Frequency, physical activity, children aged 11-15 years, Metabolic syndrome
File nội dung:
o170296.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log