Thứ bảy, 27/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 123
Tập XXV, số 12 (172) 2015 Số 12+13 (172+173)

Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở phụ nữ có thai bị viêm ruột thừa ở Việt Nam

Clinical and subclinical features of pregnant women with appendicitis at the Vietnam - German friendship hospital
Tác giả: Đinh Thị Ngọc Lan, Lê Thị Thanh Vân, Trần Bảo Long
Tóm tắt:
Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở phụ nữ có thai bị viêm ruột thừa. Đối tượng nghiên cứu gồm tất cả những thai phụ được mổ viêm ruột thừa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và được điều trị sau mổ cắt ruột thừa viêm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong thời gian từ năm 2013-2014. Kết quả cho thấy các triệu chứng thường gặp viêm ruột thừa khi có thai là đau bụng hố chậu phải (98,8%), nôn và buồn nôn (51,8% ), rối loạn tiêu hóa (28,2% ), đau bụng vùng thượng vị (32,9%) trong đó liên quan giữa đau bụng vùng thượng vị gặp 3 tháng cuối (53,6%). Liên quan giữa đau khắp bụng có biến chứng viêm phúc mạc ruột thừa (57,3%). Phản ứng thành bụng hố chậu phải (90,6%), điểm đau Mac Burney (58,8%), cảm ứng phúc mạc (18,8%), bụng chướng (18,8%), dọa sẩy trước lúc mổ cắt ruột thừa viêm (0%), dọa đẻ non và chuyển dạ (14,3%). Kết quả siêu âm ổ bụng: Ổ bụng có dịch (42,4%), kích thước ruột thừa to ≥6mm (58,8%), áp xe ruột thừa (2,4%), hình ảnh thâm nhiễm mỡ xung quanh (58,8%). Nghiên cứu này cho thấy khi nghi ngờ viêm ruột thừa ở phụ nữ có thai cần làm thêm chụp cộng hưởng từ (MRI) ổ bụng hoặc mổ nội soi thăm dò để rút ngắn thời gian chẩn đoán nhằm làm giảm các biến chứng do viêm ruột thừa lên mẹ và thai nhi.
Summary:
A prospective study was performed to describe clinical and subclinical features of pregnancy women with appendicitis at the Vietnam-German Friendship Hospital and having the treatment for postoperative inflammation appendectomy at the National Obstetric Gynecology Hospital 2013- 2014 year. The results showed that some common symptoms of appendicitis were abdominal pain (pelvis pain) during pregnancy (98.8%), nausea and vomiting (51.8%), dyspepsia (28.2%), and upper abdominal pain (32.9%). The percents of upper abdominal pain occurred in the first, second, and third trimesters of pregnancy were 17.9%, 28.6%, and 53.6%, respectively. The percents of stomach aches peritonitis with complicated appendicitis and uncomplicated one were 57.3% and 42.9%. The percents of abdomen pelvis reaction, pain at Mac Burney’s point, induced peritonitis, abdominal distention, risk of miscarriage prior to surgical appendix inflammation, and risk of premature labor were found to be 90.6%, 58.8%, 18.8%, 18.8%, 0% and 14.3%, respectively. To abdominal ultrasound results, the percents of abdomen having fluid, abnormal appendix with size ≥ 6mm and normal appendix with size < 6 mm were found to be 42.4%, 58.8%, and 14.1%, respectively. The percent of unseen appendix on ultrasound, abscessed gut, and fatty infiltration was determined to be 27.1%, 2.4%, and 58.8%, respectively. The sutdy showed that when being suspected with appendicitis, pregnant women should have some extra MRI and/or exploratory laparoscopy to shorten the diagnosis. This would help to reduce later complications of appendicitis to mother and fetus.
Từ khóa:
Viêm ruột thừa, phụ nữ có thai, lâm sàng, cận lâm sàng
Keywords:
Appendicitis, pregnancy, clinical and subclinical features.
File nội dung:
O1512123.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log