Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 84
Tập XXV, số 12 (172) 2015 Số 12+13 (172+173)

Yếu tố nguy cơ chuyển độ lâm sàng nặng ở bệnh nhi được chẩn đoán điều trị bệnh tay chân miệng tại tỉnh Khánh Hoà

Risk factors of severe hand, foot and mouth disease among in-patients treated in Khanh Hoa province
Tác giả: Trần Thị Tuyết Mai, Nguyễn Văn Hải, Trần Minh Trung, Huỳnh Thị Hoa Sen
Tóm tắt:
Theo dõi sát bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng để phát hiện những thời điểm vàng và can thiệp có thể giảm thiểu tử vong. Xác định một số yếu tố nguy cơ chuyển độ lâm sàng nặng ở bệnh nhi được chẩn đoán điều trị bệnh tay chân miệng tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010-2013, đã được tiến hành. Sử dụng thiết kế nghiên cứu bệnh chứng, dựa trên hồi cứu các bệnh án lưu tại bệnh viện, toàn bộ các ca bệnh tay chân miệng nặng từ độ 2b trở lên được chẩn đoán và điều trị tại 9 bệnh viện trên toàn tỉnh giai đoạn 2010-2013 được đưa vào nhóm bệnh. Nhóm chứng được chọn cùng tuổi, cùng giới, cùng địa phương, cùng thời gian mắc bệnh và được chẩn đoán tay chân miệng độ 1. Tỷ lệ chọn bệnh chứng: là 1/4. Sau khi loại bỏ các trường hợp trùng tên, tuổi, địa chỉ.v.v. Tổng số có 100 bệnh án ca bệnh và 400 bệnh án ca chứng đạt các tiêu chuẩn của nghiên cứu được đưa vào phân tích. Kết quả phân tích hồi quy đa biến logistic bởi phần mềm SPSS cho thấy có 5 yếu tố liên quan đến tình trạng nặng của ca bệnh từ độ 2b trở lên. Đó là đường máu cao trên 6.4 mmol/lít, mạch trên 130 lần/phút, thân nhiệt đo được từ 39.5 độ C trở lên, bạch cầu tăng trên 16.000/mm3, xét nghiệm dương tính với tác nhân gây bệnh là Enterovirus 71 hoặc Coxakie A16 là những yếu tố nguy cơ mắc tay chân miệng nặng và tử vong ở trẻ em. Kết quả gợi ý cần theo dõi sát mạch, nhiệt độ, đường máu, bạch cầu máu...để phát hiện và theo dõi các dấu hiệu nguy cơ chuyển độ và có biện pháp điều trị thích hợp.
Summary:
Closely monitoring of hand, foot, and mouth disease (HFMD) patients was to detect severe symptoms and timely intervention may reduce the mortality. The study objectives: Identify the risk factors of severe clinical in pediatric HFMD patients in Khanh Hoa province in the 2010-2013 period. Using case-control study design, based on retrospective medical records kept at the hospitals, all severe HFMD cases with 2b or higher degrees being diagnosed and treated at nine hospitals across the province in the period 2010 2013 was included in the group of case. Selected control group of the same age, same gender, same locality, along the length of illness and was diagnosed HFMD degree 1. Four controls were selected per 1 case. After removal of the case coincided name, age, address etc. A total of 100 cases and 400 controls attaining the study criteria included in the analysis. The results showed the logistic regression by SPSS showed that: There were 5 factors related to the status of severe cases (2b or higher degrees): High blood sugar (over 6.4 mmol/liter) pulse 130 times/minute, hight temperature ≥ 39.5oC, white blood cells number over 16,000/mm 3, and pathogen tested positive for Enterovirus 71 or Coxakie A16. The study results suggested that we should closely monitor pulse, temperature, blood sugar, blood leukocytes ... to detect the signs of severe HFMD and appropriate treatment timely.
Từ khóa:
Bệnh tay chân miệng, độ lâm sàng 2b, yếu tố nguy cơ, enterovirus, EV71, Khánh Hòa
Keywords:
HFMD, 2b clinical level, risk factors, enteroviruses, EV71, Khanh Hoa
File nội dung:
O151284.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log