Thứ tư, 08/05/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 24
Tập XXVI, số 13 (186) 2016

Hiệu quả can thiệp nhằm nâng cao năng lực phát hiện sớm và đáp ứng kịp thời với một số bệnh truyền nhiễm gây dịch tại Hà Nội

The effect of intervention in enhancing the capacity of early detection and timely response to some outbreaks of communicable diseases in Hanoi
Tác giả: Nguyễn Minh Hải, Nguyễn Khắc Hiền, Hoàng Đức Hạnh, Trịnh Quân Huấn
Tóm tắt:
Nghiên cứu can thiệp đã được tổ chức thực hiện nhằm nâng cao năng lực phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời với một số bệnh truyền nhiễm của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại quận Đống Đa, Hà Nội. Kết quả cho thấy thời gian phát hiện, điều tra, xét nghiệm và xử lý ổ dịch đều được rút ngắn hơn so với thời điểm trước can thiệp, đặc biệt đã rút ngắn được đáng kể thời gian phát hiện trường hợp bệnh kể từ khi người bệnh có triệu chứng từ 7,4 ± 3,2 ngày xuống 3,9 ± 1,4 đối với sốt xuất huyết Dengue và 1,6 ± 0,9 ngày đối với trường hợp nghi tả, đáp ứng được yêu cầu quy định của Bộ Y tế. Độ nhạy của hệ thống giám sát được gia tăng từ 59,3% lên 71% (p<0,05). Chất lượng báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm hàng tuần và hàng tháng của các đơn vị giám sát tuyến phường, tuyến quận được cải thiện đáng kể có ý nghĩa thống kê. Kiến thức và thực hành của cán bộ giám sát trong hệ thống được nâng cao rõ rệt sau can thiệp với độ chênh của điểm trung bình về kiến thức dao động từ 12,4 điểm, khoảng tin cậy 95% (8,5-16) đối với cán bộ giám sát tuyến xã/phường đến 26,7 điểm, khoảng tin cậy 95% (4,5-49) đối với cán bộ tuyến quận/ huyện. Các biện pháp can thiệp được cán bộ trong hệ thống giám sát đánh giá có tính phù hợp và có hiệu quả cao, có thể triển khai rộng rãi trong toàn thành phố để nâng cao được năng lực phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời với các bệnh truyền nhiễm.
Summary:
An intervention study was carried out on communicable disease surveillance system at Dong Da district, Hanoi with the target to enhance the capacity of early detection and timely response to outbreaks of communicable diseases. Results showed that time of case detection, case investigation, testing and handling outbreak after intervention were significantly shorten in comparison to those obtained before intervention, especially the time of case detection time accounted from 1st day of case’s disease apearance was shorten from 7.4 ± 3.2 to 3.9 ± 1.4 days for Dengue fever infection and 1.6 ± 0.9 days for cholera suspective cases, responsed to MOH’s requirement. The sensitivity of surveillance system for Dengue fever infection has been raised to 71% from 59.3% after intervention (p<0.05). The quality of weekly and monthly surveillance reports made by health staff of commune and district level were improved markedly (p<0.05), respectively. The knowledge and practice of health staff on disease surveillcance of all levels were enhanced significantly after intervention (p<0.05) with the difference of mean mark on knowledge variated from 12.4, 95% CI (8.5- 16) for health staff at commune level to 26.7 with 95%CI (4.5-49) for staff of district level. The intervention measures were recognized by health staff suitable and highly effective, should be widely implemented for elevating the capacity of surveilance system in early detection and timely response to outbreaks of communicable diseases.
Từ khóa:
Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, sốt xuất huyết Dengue, trường hợp nghi tả, Quận Đống Đa - Hà Nội.
Keywords:
Communicable disease surveilance system, Dengue fever infection, cholera suspective cases, Dong Da district-Hanoi.
File nội dung:
O161324.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log