Thứ tư, 08/05/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 218
Tập XXVI, số 13 (186) 2016

Thực trạng và mối liên quan của bệnh sâu răng với kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng ở học sinh 12 tuổi tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, 2014 - 2015.

Tooth decay situation among 12 -year-old pupil in Phu Luong district, Thai Nguyen province and the relation with their knowledge, attitude and behavior
Tác giả: Trần Đình Tuyên, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Thu Yến
Tóm tắt:
Việc lựa chọn tiêu chí khám đánh giá sâu răng là rất quan trọng trong việc xác định “sâu răng thực” tránh bỏ sót tổn thương, đặc biệt những tổn thương khó phát hiện. Hệ thống ICDAS II có kết hợp với laze huỳnh quang DIAGNOdent có khả năng ước lượng toàn diện hơn bệnh sâu răng, định hướng chi tiết hơn trong việc dự phòng sâu răng đối với những cá thể có mức độ sâu răng có thể điều trị dự phòng được. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 280 học sinh độ tuổi 12 ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, áp dụng hệ thống khám ICDAS II có kết hợp với laze huỳnh quang DIAGNOdent. Kết quả cho thấy tỷ lệ lưu hành bệnh sâu răng rất cao (95,7%) với chỉ số sâu mất trám (DMFT) là 2,97 (theo tiêu chuẩn của WHO là 70%), . Giá trị của chỉ số sâu mất trám ở mức trung bình. Như vậy, đánh giá sâu răng tại cộng đồng theo tiêu chuẩn của ICDAS II sẽ phản ánh được tảng băng chìm của bệnh sâu răng. Đa số học sinh có thái độ về vệ sinh răng miệng rất tốt, tuy nhiên kiến thức và hành vi của học sinh đều không tốt, ở nhóm sâu răng theo tiêu chuẩn của WHO và ICDAS II, số có kiến thức không tốt lần lượt chiếm 88,8% và 89,2%; số có hành vi không tốt lần lượt là 98,5% và 97,8%.
Summary:
The selection criteria for examination and evaluation is played a major role in defining “true tooth decay” to avoid the miss detection of lesions in teeth, especially the difficult detected lesions. The ICDAS II combined with laser fluorescence DIAGNOdent is an useful tool for more comprehensive estimation of the caries and provides more detailed orientation in preventing tooth decay for individuals with caries levels applicable for preventive treatment. A cross-sectional study was conducted on 12 years old pupil at Phu Luong district, Thai Nguyen province with the target to determine the caries prevalence among pupil base on WHO standards and ICDAS II combined with laser fluorescence DIAGNOdent. Results showed that the prevalence of caries among pupil by ICDAS II was (95.7%) higher than that obtained by WHO standard (70.0%). The decay missing filled index (DMFI) determined by WHO and ICDAS II criteria was 1.73 and 2.97, respectively and was at mean range. Thus evaluation of tooth decay at community using ICDAS II criteria will reflex its iceberg. Majority of pupil showed to had good attitude about oral hygiene. However, their knowledge and behavior was not sufficient. In decayed groups diagnosed according to WHO and ICDAS II standards, the prevalences of pupil lack of knowledge were 88.8% and 89.2%, respectively. Meanwhile, these prevalences for inappropriate behavior were 98.5% and 97.8%, respectively.
Từ khóa:
Sâu răng, học sinh, ICDAS II, tiêu chuẩn WHO, sâu răng sớm, laze huỳnh quang, DIAGNOdent, chỉ số sâu mất trám.
Keywords:
Tooth decay, pupil, ICDAS II, WHO standard, Early tooth decay, laser fluorescence, DIAGNOdent, decay-missingfill tooth index.
File nội dung:
O1613218.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log