Thứ năm, 02/05/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 16
Tập 30, số 2 2020

THỰC TRẠNG TÌM KIẾM THÔNG TIN SỨC KHỎE VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HUẾ

HEALTH INFORMATION SEEKING BEHAVIOR AND RELATED FACTORS AMONG ADULTS IN HUE CITY, VIETNAM
Tác giả: Nguyễn Đắc Quỳnh Anh, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Kỳ Nhật Minh, Trần Đình Khánh Sỹ, Ngô Thị Diệu Hường
Tóm tắt:
Tìm kiếm thông tin sức khỏe (TKTTSK) đang dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu và là vấn đề rất được quan tâm. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện từ 10/2018–10/2019 trên 814 người dân từ 18 tuổi, tại 4 phường ở thành phố Huế (Việt Nam) được tiến hành nhằm mô tả thực trạng TKTTSK và một số yếu tố tác động đến hành vi TKTTSK. Kết quả cho thấy 77,0% người dân có nhu cầu và đã thực hành hành vi TKTTSK. Trong đó, chỉ 32,3% đối tượng có kiến thức tốt. Nhân viên y tế được cho là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất (75,3%) nhưng chỉ 47,4% người dân tiếp cận được với kênh thông tin trên. Nguồn tin thông dụng nhất là Internet (62,7%). Nhóm thông tin mà người dân có nhu cầu tìm kiếm cao bao gồm: Dấu hiệu bệnh tật (78,6%), phương pháp điều trị hiện đại (77,5%) và chế độ dinh dưỡng (75,9%). Các yếu tố độc lập tác động đến hành vi TKTTSK của người dân là: Trình độ học vấn, Tình trạng sức khỏe bản thân theo đánh giá chủ quan, tình trạng sức khỏe bản thân theo chẩn đoán bác sĩ và kiến thức về TKTTSK. Cần phát triển các hoạt động tuyên truyền sức khỏe, tạo điều kiện để người dân tiếp cận được những thông tin chính thống và phù hợp.
Summary:
Nowadays, health information seeking is gradually becoming an indispensable demand and playing a very important role in the social life. Our study had 2 objectives: (1) To describe Health Information Seeking Behavior (HISB) and (2) To examine related factors influencing HISB among study participants. This was a cross-sectional study conducted from 10/2018 to 10/2019. Samples were 814 adults aged from 18 from 4 various wards in Hue City, Thua Thien Hue province, Vietnam. Study indicated that 77.0% of participants had needs and had practiced HISB. Of these, merely 32.3% had right knowledge about this behavior. Medical staffs were considered as the most reliable source of information (75.3%), but only 47.4% of people had accessed to this channel. The most popular source of information is Internet (62.7%). Health information topics which were highly sought include: signs of disease (78.6%), treatment strategies (77.5%) and nutrition (75.9%). The related factors affecting the HISB of people were: education, self-reported health status, doctor-reported health status and knowledge about HISB. The demand for health information of people is high. Relevant ministries and agencies should launch more positive policies for people to access the ofcial health information sources that are appropriate for their health status.
Từ khóa:
Tìm kiếm thông tin sức khỏe; người trưởng thành; nhu cầu; Huế; Việt Nam
Keywords:
Health information seeking behavior (HISB); adults; indiviual demand; Vietnam
File nội dung:
o200216.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log