Thứ bảy, 27/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 20
Tập 33, số 1 2023 Phụ bản

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA SINH VIÊN Y ĐA KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 NĂM 2022

QUALITY OF LIFE AND MENTAL HEALTH OF IN THE GENERAL MEDICINE STUDENTS AT HAI PHONG UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY DURING THE COVID-19 PANDEMIC IN 2022
Tác giả: Nguyễn Thanh Hải, Lê Trần Tuấn Anh, Bế Thị Lan, Đào Văn Tùng
Tóm tắt:
Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống (CLCS), sức khỏe tinh thần (SKTT) và xác định một số yếu tố liên quan đến 2 tình trạng trên của 529 sinh viên (SV) y đa khoa trường Đại Học Y Dược Hải Phòng, bằng bộ phiếu khảo sát tự điền gồm: Bộ câu hỏi SF-12 (đánh giá CLCS), bộ công cụ DASS-21 (thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress) và bộ câu hỏi nhân khẩu học. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Điểm trung bình CLCS của SV là 65,60 ± 18,59, trong đó 39,89% có CLCS trung bình, 37,81% ở mức cao, 21,17% ở mức thấp và 1,13% ở mức rất thấp. Tỉ lệ SV có dấu hiệu stress, trầm cảm, lo âu lần lượt là 32,33%, 35,35% và 42,16%. Các yếu tố liên quan đến CLCS: Giới tính, mắc COVID-19, dấu hiệu stress, dấu hiệu lo âu, tình trạng sức khỏe, tình hình tài chính. Các yếu tố liên quan dấu hiệu stress và dấu hiệu lo âu bao gồm: CLCS và tình hình tài chính. Các yếu tố liên quan dấu hiệu trầm cảm bao gồm: CLCS, tình trạng sức khỏe và tình hình tài chính. Chất lượng cuộc sống cũng như tình trạng sức khỏe tâm thần của SV y khoa cần được quan tâm và nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt là trong bối cảnh bùng phát của các dịch bệnh.
Summary:
This cross - sectional study focuses on describing the quality of life (QoL), and mental health and identifies some associated factors among 529 the general medicine students at the Hai Phong University of Medicine and Pharmacy, using a self-completed survey. The survey includes the SF-12 questionnaire (QoL assessment), DASS-21 Scale (anxiety - depression - stress scale) and a demographic questionnaire. The average score of students’ QoL is 65.60 ± 18.59, 39.89% among which have average QoL, 37.81% have high QoL, 21.17% have low and 1.13% have very low QoL. The percentage of students showing symptoms of stress, depression and anxiety was 32.33%, 35.35% and 42.16%, respectively. Factors affecting QoL include gender, COVID-19 infection, symptoms of stress, symptoms of anxiety, health status, and financial situation. Factors affecting symptoms of stress and symptoms of anxiety include QoL and financial situation. Factors affecting symptoms of depression include QoL, health status and financial situation. More attention needs to be paid to the quality of life as well as the mental health of medical students, especially in the context of disease outbreaks.
Từ khóa:
Chất lượng cuộc sống; sức khỏe tâm thần; sinh viên y đa khoa; COVID-19
Keywords:
Quality of life; mental health; general medical students; COVID-19
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/968
File nội dung:
o230120.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log