Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 163
Tập 33, số 1 2023 Phụ bản

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĂN BỮA SÁNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH Y HỌC DỰ PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2022

SITUATION AND FACTORS RELATED TO EATING BREAKFAST OF PREVENTIVE MEDICINE STUDENTS AT HAI PHONG UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY IN 2022
Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Linh, Phạm Ngọc Tuấn, Hoàng Thị Thuận, Nguyễn Bá Phước, Nguyễn Thị Thắm
Tóm tắt:
Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, đặc biệt là đối với sinh viên, nhưng việc thực hành bữa ăn sáng đúng ở sinh viên còn thấp. Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 171 sinh viên ngành Y học dự phòng trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2022 nhằm xác định tỉ lệ và mô tả một số yếu tố liên quan đến bữa ăn sáng ở nhóm đối tượng này. Kết quả cho thấy: Tỉ lệ ăn bữa sáng của sinh viên là 78,4%, trong đó chỉ có 0,6% sinh viên có bữa sáng đáp ứng đủ mức năng lượng khuyến nghị. Tỉ lệ sinh viên luôn luôn ăn bữa sáng trong khoảng 30 đến 60 phút là 20,9%. Lí do không ăn sáng của sinh viên là do không có thói quen ăn sáng (chiếm 46,1%) và không có thời gian ăn sáng (chiếm 38,2%). Các yếu tố ảnh hưởng đến việc không ăn sáng của sinh viên là năm học (OR: 4,85; 95%CI: 2,12 - 11,11) và chi phí cho bữa sáng (OR: 5,38; 95%CI: 1,69 – 17,17). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Sinh viên cần có kiến thức, thái độ đúng về bữa ăn sáng để có bữa sáng lành mạnh cung cấp năng lượng cần thiết để hoàn thành công việc và tăng sự tập trung, nâng cao hiệu quả học tập.
Summary:
Breakfast is the most important meal of the day, especially for students, but the practice of correct breakfast in students is still low. A cross-sectional study was conducted on 171 students of preventive medicine at Hai Phong University of Medicine and Pharmacy in 2022 to determine the rate and some factors related to breakfast in this group of subjects. The results show that: the rate of students eating breakfast is 78.4%, of which only 0.6% of students have breakfast that meets the recommended energy level. The percentage of students who always eat breakfast in 30 to 60 minutes is 20.9%. The reason why students do not eat breakfast is that they do not have breakfast habits (accounting for 46.1%) and do not have time to eat breakfast (38.2%). The factors affecting students’ nonbreakfast are the year of study (aOR: 4.85; 95%CI: 2.12 - 11.11) and the cost of breakfast (aOR: 5.38; 95% CI: 1.69 – 17.17). The difference was statistically significant with p < 0.05. Students need to have the right knowledge and attitude about breakfast to have a healthy breakfast that provides the necessary energy to complete work and increase concentration and improve study efficiency.
Từ khóa:
Bữa ăn sáng; sinh viên Y học dự phòng; Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Keywords:
Breakfast; meal skip; preventive medicine students; Hai Phong University of Medicine and Pharmacy
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/986
File nội dung:
o2301163.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log