Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 214
Tập 33, số 1 2023 Phụ bản

HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CAN THIỆP DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG KIỂM SOÁT DỊCH HIV TRÊN NGƯỜI TIÊM CHÍCH MA TÚY TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ 2016 - 2020

EFFECTIVENESS OF COMMUNITY - BASED INTERVENTION MODEL FOR HIV CONTROL AMONG PEOPLE WHO INJECT DRUGS IN HAI PHONG CITY FROM 2016 TO 2020
Tác giả: Hoàng Thị Giang, Nguyễn Quang Đức, Phạm Minh Khuê, Phạm Thị Ngọc, Dương Thị Hương, Khuất Thị Hải Oanh, Đào Văn Tùng, Nicolas Nagot, Don Des Jarlais và Nhóm nghiên cứu DRIVE
Tóm tắt:
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp kết hợp dự phòng và điều trị HIV trong kiểm soát dịch HIV trên người tiêm chích ma túy (NTCMT) tại TP Hải Phòng từ năm 2016 – 2020. Mô hình can thiệp gồm sàng lọc HIV trên diện rộng qua ba vòng RDS (Responding Driven Sampling) và hỗ trợ đồng đẳng để kết nối điều trị ARV và methadone. Hiệu quả can thiệp đánh giá bằng so sánh các chỉ số đầu ra tại vòng RDS1 và vòng RDS4 sau 3 năm can thiệp từ 2016 đến 2019. Kết quả: 5546 NTCMT tham gia vào 4 vòng RDS, 757 vào nhóm thuần tập HIV (+) và 897 vào nhóm thuần tập HIV (-). Hầu hết NTCMT là nam giới, sống cùng bạn tình/vợ/chồng và có việc làm. Tỉ lệ sử dụng methadone từ 11,8% ở RDS1 tăng lên 48,9% ở RDS4 (p < 0,001). Tỉ lệ ức chế tải lượng vi rút HIV ở NTCMT HIV(+) tại RDS1 là 75,6% tăng lên 88,7% ở RDS4, (p < 0,001). Tỉ lệ nhiễm mới HIV là 0,1/100 người-năm [95% CI: 0,03 - 0,4]. Kết luận: Mô hình can thiệp có hiệu quả trong việc kiểm soát dịch HIV trên NTCMT tại Hải Phòng.
Summary:
Our study was carried out among current peole who inject drugs (PWID) in Hai Phong between 2016 and 2020 aimed to evaluate implementation of combined prevention and care intervention for HIV control in this population. The intervention model includes large-scale HIV screening conducted through three surveys by using “Respondent-Driven Sampling” (RDS) and peer group support to connect PWID with ART and methadone treatment. The effectiveness of the intervention was evaluated by comparing the outcomes between two RDS surveys, the initial survey (RDS1) and the final post-intervention assessment survey (RDS4) after three years of invervention from 2016 to 2019. Results: 5546 PWID participated in four rounds of RDS, 757 PWID in the HIV positive cohort and 897 PWID in the HIV negative cohort. Most PWID were male, living in a relationship and employed. The proportion of PWID who were under methadone treatment increased from 11.8% in RDS1 to 48.9% in RDS4 (p < 0.001). The HIV viral load suppression rate in PWID HIV (+) at RDS1 was 75.6%, and increased to 88.7% at RDS4, (p < 0.001). HIV incidence rate was 0.1/100 person-years [95% CI: 0.03 - 0.4]. Conclusion: The intervention model is effective in controlling of the HIV epidemic in the PWID in Hai Phong city.
Từ khóa:
Can thiệp dựa vào cộng đồng; HIV; người tiêm chích ma túy; Hải Phòng; Việt Nam
Keywords:
Community-based intervention; HIV; peole who inject drugs; Hai Phong; Vietnam
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/992
File nội dung:
o2301214.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log