Thứ bảy, 27/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 60
Tập 32, số 7 2022

SỰ TÁI NỔI KIỂU GEN VI RÚT ROTA G1P[8] Ở NAM ĐỊNH NĂM 2020 - 2021 KHÔNG CÓ NGUỒN GỐC TỪ VẮC XIN

RE-EMERGENCE OF ROTAVIRUS G1P[8] WHICH WAS GENETICALLY UNRELATED TO VACCINE-DERIVED STRAIN IN NAM DINH PROVINCE, 2020 - 2021
Tác giả: Phạm Thị Phương Thảo, Lê Thị Khánh Ly, Chử Thị Ngọc Mai, Lại Tuấn Anh, Lê Thị Phương Mai, Nguyễn Tự Quyết, Vũ Đình Thiểm, Nguyễn Đăng Hiền, Nguyễn Thuý Hường, Đặng Đức Anh, Nguyễn Vân Trang
Tóm tắt:
Vi rút Rota G1P[8] là một trong các kiểu gen phổ biến trên thế giới. Cho đến 2013 chủng G1P[8] có tỷ lệ lưu hành cao nhất trước khi chủng G3 trở nên phổ biến từ 2015 - 2016. Ba vắc xin phòng vi rút Rota cấp phép tại Việt Nam đều là vắc xin sống, giảm độc lực, chứa thành phần G1 và P[8]. Nghiên cứu này nhằm theo dõi sự lưu hành của kiểu gen G1P[8] từ 2016 - 2021 và đánh giá mối liên quan giữa việc tái xuất hiện của kiểu gen này với việc sử dụng vắc xin Rotavin-M1 ở tỉnh Nam Định. Bằng phương pháp RT-PCR với mồi đặc hiệu, chúng tôi phát hiện kiểu gen G1P[8] với tỷ lệ cao 23,2% từ 6/2020 - 5/2021 sau 4 năm hiếm gặp (tỷ lệ phát hiện 0 - 2,4%). Phân tích độ tương đồng trình tự gen VP4 (876bp) và VP7 (1062bp) và cây phát sinh chủng loại cho thấy các chủng phát hiện được ở thời điểm này thuộc GI-dòng II và P[8] - dòng III, khác với chủng vắc xin Rotavin-M1, Rotarix và Rotateq. Các chủng này khác biệt 2 - 3 axit amin với Rotavin-M1 và Rotateq trong vùng gen VP7; khác 2 - 4 axit amin với Rotavin-M1 và Rotarix trong vùng gen VP4. Kết quả cho thấy chủng G1P[8] đang phổ biến ở Nam Định không có nguồn gốc từ vắc xin. Cần tiếp tục theo dõi sự lưu hành của kiểu gen G1P[8] này trong tương lai.
Summary:
Rotavirus G1P[8] is one of predominant rotavirus genotypes worldwide. Until 2013, the G1P[8] genotype was still the most dominant; later was dominated by the G3 genotype from 2015-2016. The 3 live attenuated vaccines licensed in Vietnam all contain G1 and P[8] components. This study aims to monitor G1P[8] circulation during 2016-2021 and evaluate the relationship between the increased prevalence of this genotype with the pilot implementation of Rotavin-M1 in Nam dinh province. Using RT-PCR with specific primers, we showed a re-emergence of G1P[8] strains with a high frequency (23.2%) in Nam Dinh from 6/2020- 5/2021, after 4 years with a low prevalence (0% - 2.4%, annually). Nucleotide/amino acid sequence comparison and phylogenetic tree analysis indicated that the currently circulating strains belong to G1-lineage II and P[8]- lineage III, different from Rotavin-M1 vaccine (G1-lineage I, P[8]-lineage II), Rotarix vaccine (G1-lineage II, P[8]-lineage I) and Rotateq vaccine (G1-lineage III), P[8]-lineage II) strains. These strains exhibited 2 - 3 variations in amino acid sequences compared to those of Rotavin-M1 and Rotateq in the VP7 gene and 2 - 4 variations compared to Rotavin-M1 and Rotarix in the VP4 gene. These results showed the genotype G1P[8] that recently became common in Nam Dinh could not be derived from the rotavirus vaccine strains. Further monitoring the circulation of this G1P[8] strain should be continued in the future.
Từ khóa:
Rotavirus; G1P[8]; vi rút rota có nguồn gốc vắc xin
Keywords:
Rotavirus; G1P[8]; vaccinederived rotavirus strains
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/842
File nội dung:
o220760.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log