Thứ ba, 19/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2022
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sinh con thứ 3 trở lên tại 03 xã Nà Nghịu, Chiềng Khoong và Chiềng Khương huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La năm 2022
Hiệu quả bổ sung sản phẩm dinh dưỡng lên tình trạng dinh dưỡng và thiếu kẽm ở học sinh suy dinh dưỡng thấp còi và có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi tại một số trường tiểu học huyện Cẩm Thủy, tỉnh
Trang: 79
Tập 28, số 7 2018

Đánh giá hiệu quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue dựa trên tiếp cận về sinh thái học, sinh học và xã hội học tại đảo du lịch Cát Bà, Việt Nam năm 2013-2015

Evaluation the effectiveness in Dengue control base on ecological, biological and social approaches in Cat Ba island, Vietnam, 2012-2015
Tác giả: Trần Công Tú, Trần Vũ Phong, Trần Chí Cường, Trần Hải Sơn, Vũ Ngọc Thúy, Nguyễn Thị Thu Hạnh, Đoàn Văn Doan, Phạm Thị Hương, Trần Như Dương, Nguyễn Trần Hiển, Vũ Sinh Nam
Tóm tắt:
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh do muỗi truyền đang diễn biến phức tạp và trở thành vấn đề y tế công cộng trên thế giới và tại Việt Nam, đặc biệt tại các điểm du lịch. Trong giai đoạn 2013-2015, một nghiên cứu can thiệp cộng đồng, so sánh trước sau phòng chống sốt xuất huyết Dengue dựa trên tiếp cận về sinh thái học, sinh học và xã hội học được thực hiện tại 10 tổ dân phố và 70 khách sạn trên thị trấn du lịch Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Hoạt động của 18 Cộng tác viên y tế và 70 Cộng tác viên khách sạn thăm hộ gia đình hàng tháng, diệt bọ gậy bằng Abate thả cá, truyền thông, tuyên truyền tại 1000 hộ gia đìnhsinh thái y tế (Eco-house) và 70 khách sạn sinh thái y tế (Eco-hotel)và phối hợp đa ngành phòng chống chủ động SXHD. Kết quả cho thấy, sau 2 năm can thiệp mật độ bọ gậy Aedesaegypti giảm 98,8% tại khu vực hộ gia đình và 99,4% tại khu vực khách sạn, mật độ bọ gậy Aedes albopictus giảm 85% tại khu vực hộ gia đình và 100% tại khu vực khách sạn. Kiến thức, thái độ hành vi của người dân, nhân viên và chủ khách sạn về bệnh SXHD tăng từ 2-55% so với trước khi can thiệp. Số trường hợp nghi mắc SXHD giảm 96% so với trước can thiệp. Các hoạt động tại thực địa nghiên cứu được chính quyền và người dân chấp nhận và ủng hộ.
Summary:
Dengue fever is the most dangerous emerging arboviral infection spread by Aedes mosquitoes with major public health, expecially in international tourist areas. During 2012-2015, a community intervention study in dengue control based on ecological, biological and social approaches was conducted in 10 clusters of presidents and 70 hotels in Catba island, Cathai district, Haiphong city. A network of 20 collaborators working in 900ecohouses and 70 other self-collaborator working in 70 ecohotels was conducted and collaborated with multical-sector (people committee, health, tourism, school…) in actively dengue control activities. The active activities include: monthly visiting, Abate-larvacide, fish to control larvae, communication in tourism events, certificate for Ecohotel. The result showed that, the population of Aedes aegypti was reduced 98.8% in ecohouses areas and 99.4% in ecohotels area, the population of Aedes albopictus was reduced 85% in ecohouses areas and 100% in ecohotels area. The Knowledge, Active and Practice in dengue control of householders, as well as hotel managers and workers was increased (2-55% in all indexes). Number of dengue suspected cases reduced 96% compared with one in beginning point. The project activities was accepted and supported by householders and people committee in the tourist inland.
Từ khóa:
Sức khỏe Sinh thái, sốt xuất huyết Dengue, Cát Bà.
Keywords:
Ecohealth, Dengue, Catba island
File nội dung:
o180779.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: OnIP™ (www.onip.vn - mCMS).
log