Thứ tư, 08/05/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 221
Tập XXV, số 10 (170) 2015 Số đặc biệt

Kiến thức, hành vi và tiếp cận với can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trên nhóm nghiện chích ma túy tại Cần Thơ năm 2014

Knowledge, behavior and access to HIV preventive intervention in IDU group in Can Tho 2014
Tác giả: Dáp Thanh Giang, Đỗ Mai Hoa, Lại Kim Anh, Nguyễn Quy Thông, Đoàn Duy Đậm Đinh Công Thức
Tóm tắt:
Chương trình can thiệp giảm tác hại (GTH) dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho người nghiện chích ma túy (NCMT) đã được triển khai tại Cần Thơ từ năm 2003. Đến nay các can thiệp như tiếp cận cộng đồng (TCCĐ), bơm kim tiêm (BKT), bao cao su (BCS), tư vấn xét nghiệm HIV (TVXN HIV) và Methadone đang thực hiện. Nghiên cứu này được tiến hành để tìm hiểu việc tiếp cận với chương trình can thiệp của người NCMT. Nghiên cứu cắt ngang trên 240 người NCMT đã được triển khai. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người NCMT có kiến thức đúng về HIV/AIDS là 62,1%. Tỷ lệ sử dụng chung BKT khi tiêm chích là 7,9%. Tỷ lệ những người tham gia nghiên cứu sử dụng BCS khi quan hệ tình dục (QHTD), tiếp cận với chương trình TCCĐ, tiếp cận với chương trình BKT, tiếp cận với chương trình BCS, và tham gia dịch vụ TVXN HIV tương ứng lần lượt là 80,4%, 79,2%, 56,0% và 57,5%. Các yếu tố liên quan đến tiếp cận với chương trình can thiệp của người NCMT: kiến thức HIV/AIDS (p<0,001) và hành vi dùng chung BKT khi tiêm chích (p<0,01) liên quan tới tiếp cận chương trình truyền thông trực tiếp; hành vi dùng chung BKT khi tiêm chích ma túy liên quan tới tiếp cận chương trình BKT (p<0,001); học vấn (p<0,05), kiến thức về HIV/AIDS (p<0,05) và hành vi sử dụng BCS khi QHTD (p<0,001) liên quan tiếp cận chương trình BCS; kiến thức HIV/AIDS (p<0,05) liên quan tới tiếp cận chương trình TVXN HIV.
Summary:
The harm reduction intervention to prevent HIV/AIDS transmission for injecting drug users (IDU) have been deployed in Can Tho from 2003. The current, interventions such as outreach, needle, condom, voluntary counseling and testing (VCT) and Methadone are performing. This study was conducted to understand the approach with the harm reduction intervention program in IDU. The study was done by cross sectional method on 240 IDUs. The study results showed that the rate of IDU with correct knowledge about HIV/AIDS was 62,1%. The rate of needles sharing was 7,9%. The proportion of study participants who reported using condoms when having sex, access to community outreach programs, access to needle and syringe programs, access to programs condoms, and use HIV testing counseling service corresponding 80,4%, 79,2%, 56,0% and 57,5%. Factors relating to access to intervention programs of IDUs: knowledge of HIV/AIDS (p<0.001) and behavior of sharing needles when injecting (p<0.01) related to access to outstreach program; behavior of sharing needles when injecting drugs related to access to needle and syringe programs (p<0,001); education (p<0,05), the knowledge of HIV/AIDS (p<0,05) and behavior of using condom when having sex (p<0,001) related to access to condom program; knowledge of HIV/AIDS (p<0,05) related to access to HIV testing counseling program.
Từ khóa:
Tiêm chích ma túy, kiến thức về HIV/AIDS, hành vi nguy cơ, lây nhiễm HIV, can thiệp.
Keywords:
Drug injecting, knowledge of HIV/AIDS, risk behaviors, HIV infection, intervention.
File nội dung:
O1510221.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log