Thứ bảy, 27/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 34
Tập 27, số 9 2017

Phát hiện một số tác nhân vi rút gây hội chứng viêm não cấp tại Bắc Giang, 2015-2016

Detection of viral pathogens causing acute encephalitis syndrome in Bac Giang, 2015- 2016
Tác giả: Dương Thị Hiển, Đặng Thanh Minh, Bùi Minh Trang, Nguyễn Thành Luân, Đoàn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Ngọc, Phan Thị Ngà, Viên Quang Mai
Tóm tắt:
Hội chứng viêm não cấp do vi rút là bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng thần kinh nặng nề. Vi rút là tác nhân phổ biến nhất gây hội chứng viêm não cấp đặc biệt ở trẻ em. Trong nghiên cứu này, có 117 bệnh nhân mắc hội chứng viêm não cấp nghi ngờ do vi rút ở tỉnh Bắc Giang, 2015-2016 được lấy mẫu dịch não tủy, mẫu huyết thanh kép để xét nghiệm xác định 8 tác nhân gây bệnh là vi rút viêm não Nhật Bản, vi rút Banna, vi rút Nam Định, vi rút đường ruột (EV), EV 71, vi rút Herpes type 1&2, vi rút Varicella zoster, vi rút Cytomegalo bằng kỹ thuật ELISA và PCR. Kết quả có 52/117 (44,44%) trường hợp được xác định tác nhân gây bệnh với tỷ lệ dương tính với vi rút Banna là 22,22%; vi rút đường ruột là 19,66%, viêm não Nhật Bản là 10,26%; vi rút Nam Định là 2,56% không có trường hợp nào dương tính với EV 71, vi rút Herpes type 1&2, vi rút Varicella zoster, vi rút Cytomegalo. Các trường hợp hội chứng viêm não cấp do vi rút xác định chủ yếu xảy ra trong các tháng hè 5, 6 và 7 chiếm 82,91% tổng số mắc. Các trường hợp bị viêm não Nhật Bản chủ yếu ở nhóm trẻ < 1 tuổi và nhóm > 10 tuổi, là những trường hợp chưa được tiêm phòng vắc xin hoặc không tiêm vắc xin nhắc lại định kỳ.
Summary:
Acute encephalitis syndrome (AES) is a common and dangerous disease with a high mortality rate and severe neurological sequelae. Virus is considered to be the most common cause of acute encephalitis, especially in children. Thus, the detection of several viral agents was carried out to have proper prevention and treatment. In this study, there were 117 AES patients during 2015-2016 in Bac Giang province, collected cerebroispincal fluid, paire of sera. Eight agents including Japanese encephalitis virus (JEV), Banna virus (BAV), Nam Dinh virus (NDiV), Enterovirus (EV), EV 71, Herpes type 1&2 (HSV1/2), Varicella zoster (VZV), Cytomegalo virus (CMV) were detected by ELISA and PCR/RT-PCR. The results showed that 52/177 (44.44%) AES cases were confirmed the etiology with positive race as following with BAV to be 22.22%; EV 19.66%, JEV 10.26%; NDiV 2.56% and none of case positive for EV71, HSV1/2, VZV, CMV. Most of probable viral AES or confirmed viral AES cases were occurred during summer season in May, June and July, occupy 82.91% of total cases. The viral confirmed cases have been seen in every age groups, except JE cases were found only in age group <1 year old or >10 years old. Most of JE confirmed cases were due to none JE vaccination or without interval booster doses.
Từ khóa:
Hội chứng viêm não cấp, vi rút viêm não Nhật Bản, vi rút Banna, vi rút đường ruột.
Keywords:
Acute encephalitis syndrome, Japanese encephalitis virus, Banna virus, Enterovirus.
File nội dung:
o170934.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log