Thứ ba, 19/03/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2022
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sinh con thứ 3 trở lên tại 03 xã Nà Nghịu, Chiềng Khoong và Chiềng Khương huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La năm 2022
Hiệu quả bổ sung sản phẩm dinh dưỡng lên tình trạng dinh dưỡng và thiếu kẽm ở học sinh suy dinh dưỡng thấp còi và có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi tại một số trường tiểu học huyện Cẩm Thủy, tỉnh
Trang: 114
Tập 31, số 6 2021

THỰC TRẠNG SỨC KHOẺ TÂM THẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN TRONG LÀN SÓNG ĐẠI DỊCH COVID-19 THỨ NHẤT TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC SỨC KHOẺ Ở VIỆT NAM NĂM 2020

MENTAL HEALTH AND ITS ASSOCIATED FACTORS AMONG STUDENTS IN SOME HEALTH SCIENCE UNIVERSITIES IN VIETNAM DURING FIRST WAVE OF COVID-19 PANDEMIC IN 2020
Tác giả: Nguyễn Hoàng Thuỳ Linh, Nguyễn Thị Miên Hạ, Trần Xuân Minh Trí, Hoàng Đình Tuyên, Trần Thị Mai Liên, Võ Văn Thắng
Tóm tắt:
Nghiên cứu thực hiện nhằm mô tả thực trạng sức khoẻ tâm thần và một số yếu tố liên quan trên sinh viên một số trường đại học khoa học sức khoẻ trong giai đoạn COVID - 19. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 877 sinh viên tại một số trường đại học khoa học sức khỏe ở Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh bằng khảo sát trực tuyến trên cỡ mẫu thuận tiện. Sức khỏe tâm thần được đánh giá bằng bộ công cụ WHO-5 Well-being Index (WHO - 5 ≤ 50: Có dấu hiệu trầm cảm, WHO-5 > 51: Không có dấu hiệu trầm cảm). Các biến số bao gồm đặc điểm chung, sức khỏe cá nhân, hành vi tìm kiếm thông tin về COVID-19. Phân tích hồi quy logistic đa biến để tìm hiểu yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy: 12,7% sinh viên có dấu hiệu trầm cảm trong đại dịch COVID-19. Có mối liên quan giữa sức khỏe tâm thần với các yếu tố như: Chương trình học, tình trạng đảm bảo nguồn tài chính, lo lắng về tương lai, bệnh mãn tính, phàn nàn về sức khỏe hiện tại, tầm quan trọng của tìm kiếm thông tin trên Internet, sự hài lòng chất lượng thông tin về dịch bệnh (p < 0,05). Nhà trường cần đưa ra những hỗ trợ kịp thời về tâm lý cho sinh viên để có thể vượt qua giai đoạn đại dịch.
Summary:
The aim of study was to assess the prevalence of depression by WHO-5 screening and its associated factors among Vietnamese students in some health science universities in Hue, Da Nang, Ho Chi Minh City during COVID-19 pandemic. A web-based survey was conducted from 25 April to 9 May 2020. A total convenient sample was 877 students who were available to answer the questionnaire through social media platforms. WHO-5 Well-being Index was used for the screening of depression among students (a cut of point of ≤ 50 was suggested). Multivariate logistic regression was used to identify the association between mental health and potential related factors with signifcant level as 0.05. The prevalence of depression by WHO-5 screening among medical students was 12.7%. Depression among medical students during COVID-19 was signifcantly associated with study programs, satisfaction fnancial situation, future anxiety, chronic diseases, health complaints, importance of Internet information search and information satisfaction (p < 0.05). Therefore, the university leaders need to not only be concerned to mitigate negative impacts of the COVID-19 pandemic on physical health, socio-economic situations but also offer psychological assistance to mental health issues.
Từ khóa:
Sức khỏe tâm thần; sinh viên; khối trường khoa học sức khỏe; WHO-5 Well-being Index
Keywords:
Mental health; students; health science universities; WHO-5 Well-being Index
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/382
File nội dung:
o2106114.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log