Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 86
Tập 33, số 1 2023

HIỆU QUẢ CAN THIỆP NÂNG CAO KỸ NĂNG TƯ VẤN CỦA CÁN BỘ TRẠM Y TẾ XÃ NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN HIV VÀ MA TÚY Ở 4 TỈNH MIỀN BẮC, 2018 - 2019

EFFECTIVENESS OF INTERVENTIONS TO IMPROVE COUNSELLING SKILLS OF COMMUNE HEALTH WORKERS IN INCREASING UTILIZATION OF HIV, DRUG SERVICES IN 4 VIETNAMESE NORTHERN PROVINCES, 2018 - 2019
Tác giả: Hà Thị Cẩm Vân, Trần Hoàng Mỹ Liên, Bùi Thanh Thúy, Vũ Kim Duy, Vũ Sinh Nam, Lê Anh Tuấn
Tóm tắt:
Nghiên cứu can thiệp cộng đồng ngẫu nhiên có đối chứng được thực hiện năm 2018 - 2019 nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kỹ năng tư vấn sử dụng dịch vụ cho người sử dụng ma túy nhiễm HIV (SDMTHIV) của cán bộ trạm y tế xã (CBTYT). Sáu mươi xã có số lượng người SDMT-HIV nhiều nhất được chọn chủ đích và mỗi xã chọn 2 CBTYT trực tiếp cung cấp dịch vụ. Các xã được ghép cặp theo số lượng người SDMT-HIV và chọn ngẫu nhiên vào nhóm can thiệp hoặc đối chứng. Hiệu quả can thiệp được đánh giá tại thời điểm ban đầu, sau 6, 12 tháng và sử dụng mô hình tiếp cận phương trình ước tính tổng quát (GEE) để so sánh. Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp về tăng sử dụng dịch vụ liên quan đến HIV và ma túy của người SDMT-HIV. Tuy nhiên, mức độ tự tin của CBTYT có xu hướng tăng theo thời gian, tại thời điểm sau 12 tháng tăng 1,68 điểm so với ban đầu (95% CI: 0,85 - 2,51) và mức độ tự tin của nhóm can thiệp cao hơn nhóm đối chứng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Can thiệp đã góp phần làm tăng mức độ tự tin của CBTYT, tuy nhiên cần tăng thời gian theo dõi sau can thiệp để có thể phát hiện hiệu quả rõ ràng hơn.
Summary:
A randomized control trial was conducted from 2018 to 2019 to evaluate the effectiveness of interventions to improve the counselling skills of commune health workers (CHW) to increase antiretroviral treatment (ARV) and methadone maintenance therapy (MMT) services among people living with HIV who use drugs (PLHWUD). Sixty communes having the highest number of PLHWUD were selected and randomly assigned to intervention or control groups (purposive sample of 2 CHW who directly provide health services for PLHWUD at each commune). The effectiveness was assessed at baseline, 6 months and 12 months post-intervention and compared to the baseline. Data were analyzed by the generalized estimation equation (GEE) model. There was no statistically significant difference between pre and post-intervention in terms of HIV/drug use-related service utilization among PLHWUD. However, the confidence level of CHW has increased over time, the 12-month post-intervention score was 1.68, higher than the baseline score (95% CI, 0.85 - 2.51). The intervention group’s confidence level was higher than the control group’s level but non-statistically significant difference. The intervention has contributed to increasing the confidence level of health workers, but it would be better if the intervention outcomes be measured a long time after the study intervention to see more effectiveness.
Từ khóa:
Hiệu quả can thiệp; kỹ năng tư vấn; cán bộ trạm y tế xã; người sử dụng ma tuý nhiễm HIV
Keywords:
Intervention effectiveness; counselling skills; commune health workers; people living with HIV who use drugs
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/944
File nội dung:
o230186.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log