Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 159
Tập 32, số 2 2022 Phụ bản

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHIẾN DỊCH DIỆT LĂNG QUĂNG PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI KHU VỰC PHÍA NAM VIỆT NAM NĂM 2019

EFFECTIVENESS OF COMMUNITY BASED LARVAE ELIMINATION CAMPAIGN AND SOME RELATED FACTORS IN SOUTHERN VIETNAM 2019
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thảo, Lê Trọng Thảo Ly, Đỗ Kiến Quốc, La Hoàng Huy, Diệp Thanh Hải, Ngô Minh Danh, Phạm Thị Thúy Ngọc, Vũ Hải Hà, Lý Huỳnh Kim Khánh, Lương Chấn Quang
Tóm tắt:
Nghiên cứu thực hiện tại 5 xã của 5 tỉnh (Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang) từ tháng 7/2019 đến tháng 11/2019 nhằm mô tả một số kết quả và các yếu tố ảnh hưởng của chiến dịch diệt lăng quăng (CDDLQ) phòng chống sốt xuất huyết dengue (PCSXHD). Kiến thức về sốt xuất huyết dengue (SXHD) có 34,4% hộ dân có kiến thức đúng về dấu hiệu nhận biết; 64,4% hộ dân có kiến thức đúng về tác nhân truyền bệnh và các biện pháp thực hành diệt muỗi, lăng quăng chủ yếu là súc rửa (60,8% hộ), hóa chất (54,0% hộ), dọn dẹp phế thải (40,8% hộ). Về hiệu quả kiểm soát lăng quăng Aedes tại hộ dân sau chiến dịch, chỉ số BI giảm 28,9%, HI giảm 36,9% và CI giảm 27,8%. Loại dụng cụ có lăng quăng trước chiến dịch là dụng cụ chứa nước (59%) và sau chiến dịch là đồ vật phế thải (44%). Tỉ lệ hộ dân sử dụng biện pháp bảo vệ vật dụng sau chiến dịch thấp: 22,5% hộ có vật dụng có đậy nắp kín, 7,6% hộ có thả cá. Hiệu quả CDDLQ PCSXH chưa đạt đúng theo yêu cầu (chỉ số BI giảm hơn 90% hoặc chỉ số BI sau chiến dịch < 20). Hoạt động quản lý đội vãng gia chưa chặt chẽ, tập huấn chưa tốt là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả CDDLQ.
Summary:
A study was conducted in 5 communes of 5 provinces (Dong Nai, Tay Ninh, An Giang, Can Tho, Kien Giang) from July to November 2019 to describe results and some related factors of the larvae elimination campaign. The households’ knowledge of symptoms was 34.4%; 64.4% vector tranmission and control mosquitoes and larvae were mainly rinsing (60.8%), chemicals (54.0%), and cleaning up waste (40.8%). Regarding to the effectiveness of controlling Aedes larvae in households after the campaign, BI decreased 28.9%, HI decreased 37% and CI decreased 28%. The risk containner before the campaign were water containers (59%) and after the campaign waste items (44%). The percentage of households had used the protection containners after the campaign is too low: 22.5% cover containners tightly, 7.6% fish. The effectiveness of Dengue preventing campaign was not good as the expectation (BI decreases more than 90% or BI < 20). The management of health staff is not strict and not good in training that factors can affect the effectiveness of controlling larvae.
Từ khóa:
Chiến dịch diệt lăng quăng; sốt xuất huyết dengue; phòng chống sốt xuất huyết dengue
Keywords:
Campain to control larvae; dengue; prevent dengue; larvae elimination campaign
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/621
File nội dung:
o2202159.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log