Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 317
Tập XXV, số 6 (166) 2015 Số đặc biệt

Giá trị của con cái và việc quyết định khám sức khỏe tiền hôn nhân

The value of children, the available to use pre-marital health services
Tác giả: Trần Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Đăng Vững, Nguyễn Thị Thuý Hạnh
Tóm tắt:
Nghiên cứu nhằm phân tích những quan niệm truyền thống về giá trị của con cái và sự lo sợ vô sinh của nam, nữ thanh niên và gia đình họ trong việc quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân và mô tả những hạn chế về nguồn thông tin dịch vụ liên quan tới việc tìm kiếm và sử dụng dịch vụ này. Nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận nhân học với các kỹ thuật phỏng vấn sâu của nghiên cứu định tính. Kết quả: Giá trị con cái luôn được coi trọng nhất là một điều không thể thiếu khi một người kết hôn. Mặc dù nam, nữ thanh niên và gia đình đều có tâm lý lo lắng sợ bị vô sinh không chỉ đối với bản thân mà cả đối với người bạn đời tương lai, mong muốn biết về khả năng sinh sản của cả nam và nữ, nhưng lại có suy nghĩ cho rằng “thà không biết thì thôi” do các yếu tố, quan niệm văn hóa chi phối. Bên cạnh đó, sự thiếu thông tin và quảng cáo về dịch vụ tại cộng đồng chưa tập trung vào đối tượng đích là những người chưa kết hôn đã tạo ra những khó khăn liên quan tới việc chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân. Kết luận: Những quan niệm truyền thống về giá trị và sự cần thiết của những đứa con trong việc duy trì nòi giống cho gia đình đã tạo ra áp lực để hạn chế nam nữ thanh niên trong việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân. Bên cạnh đó, sự hạn chế về thông tin và quảng cáo dịch vụ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới khó khăn cho nam nữ thanh niên khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân.
Summary:
The research aims to analyse the traditional opinions about the value of children, and the fear of infertility among young males and fe-males and their families in making decision to use the premarriage health care services, and to describe the drawbacks of the information sources related to the activities of finding and us-ing these services.The researchapplied qualitative research methods with anthropological approach, by in-depth interviews. Results: The value of children is the most important aspect and it is in-dispensable when everyone get married. Young males, females and their families were worried about being infertilized, not only themselves but also their future partners, they wanted to know about the fertility capacity of both males and fe-males, but they thought that “it is better if we did not know”, which is affected by many cutural factors and opinions. Beside, the information and advertisement about the premarriage health care services at the community were insufficient and it also did not concentrate on the target population – the unmarried people, which caused difficulties in the premarriage health care activities. Con-clusion: The traditional opinions about the value and necessarity of children in the survival of species put males and females under the pres-sure, which inhibited them from using the pre-marriage health care services. In addition, lack of information and advertisement services is one of the reasons leading to many difficulties for males and females when using the premarriage health care services.
Từ khóa:
Giá trị con cái, vô sinh, tiền hôn nhân.
Keywords:
The value of children, infertili-ty, pre-marrtal health services.
File nội dung:
O156317.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log