Thứ tư, 08/05/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Áp dụng phương pháp PCR đa mồi định type huyết thanh và phát hiện gen độc lực của vi khuẩn Klebsiella pneumoniae phân lập từ bệnh nhân áp xe gan điều trị tại bệnh viện Bạch Mai
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 174
Tập XXV, số 6 (166) 2015 Số đặc biệt

Kiến thức, thực hành về tăng huyết áp của người dân tại hai xã huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Knowledge and practice on hypertension among adults at two communes of Binh Luc district, Ha Nam province
Tác giả: Trương Thị Thùy Dương, Lê Thị Hương, Lê Thị Tài, Nguyễn Văn Hiến
Tóm tắt:
Nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành về tăng huyết áp của người dân tại hai xã thuộc huyện Bình Lục - Tỉnh Hà Nam, nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 6 - 8/2013 trên 1009 người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu cổng liền cổng, kiến thức, thực hành của người dân được phỏng vấn theo bộ câu hỏi. Kết quả cho thấy tỷ lệ người dân hiểu biết về khái niệm tăng huyết áp và các dấu hiệu, hậu quả của tăng huyết áp thấp: 15% hiểu đúng khái niệm tăng huyết áp, 47,2% biết dấu hiệu hoa mắt/chóng mặt, 28,2% biết cơn nóng mặt/đỏ mặt và 27,8% biết dấu hiệu đau đầu, 39,0% biết hậu quả đột quỵ não/TBMMN, 16,9% hiểu hậu quả tử vong, 11,0% hiểu hậu quả suy tim/bệnh tim mạch. Tỷ lệ người dân hiểu về các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp rất thấp, kiến thức trung bình của người dân về các yếu tố nguy cơ so với kiến thức mong đợi chỉ đạt 10%.Tỷ lệ người dân hiểu tăng huyết áp có thể dự phòng được chiếm 66,8%. Điểm kiến thức trung bình so với kiến thức mong đợi chỉ đạt 10,0%. Điểm thực hành trung bình so với điểm thực hành mong đợi chỉ đạt 4,4%. Về tần suất tiêu thụ thực phẩm là nguy cơ đối với tăng huyết áp: dầu, bơ/mỡ động vật được sử dụng với tần suất cao nhất (62,8% ăn hàng ngày); tiếp đến là thịt và các chế phẩm từ thịt (33,3% ăn hàng ngày và 60,0% ăn hàng tuần).
Summary:
To assess knowledge and practice on hypertension among adults, a cross - sectional descriptive study at An Lao and Don Xa communes - Binh Luc district - Ha Nam province from June to August 2013 on 1009 adults aged 18 and above was performed by door – to – door sampling method. Subjects were interviewed by standard questionaire. The results showed that the prevalence of people understanding the concept of hypertension and signs, the consequences of low blood pressure: 15% understood the concept of hypertension, 47.2% knew sign dizziness/vertigo, 28.2% knew sign the heat surface/surface and 27.8% of red signs that headache. 39.0% knew the consequences of brain stroke, 16.9% understood the consequences of death, 11.0% understood the consequences of heart failure/heart disease. Knowledge of the risk factors of hypertension is very low, Average knowledge of the risk factors scores than the expected knowledge only was 10%. Average knowledge scores than the expected knowledge only 10.0%. The prevalence of people with hypertension that could be preventalbe to be 66.8%. Average knowledge scores than the expected knowledge only was 10.0%. The prevalence of people practice to prevent hypertension was very low. Average score for practice only reached 4.4% of expected score. Consumption of foods was at risk for hypertension: butter /grease was used with the highest frequency (62.8% every day eaten), followed by meat and meat products (33.3% and 60.0% daily meals and each week eaten, respectively).
Từ khóa:
Người trưởng thành, kiến thức, thực hành, tăng huyết áp, Hà Nam.
Keywords:
adults, knowledge, practice, hypertension, Hanam.
File nội dung:
O156174.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log