Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 308
Tập XXV, số 6 (166) 2015 Số đặc biệt

Thực trạng điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị ARV tại 5 phòng khám ngoại trú HIV ở Hà Nội năm 2013

Situation and some related factors affecting drug addiction treatment on HIV patients undertaking ARV therapy at 5 out-patient clinics in Ha Noi, 2013
Tác giả: Nguyễn Bích Diệp, Lê Minh Giang, Văn Đình Hòa,Trần Khánh Toàn
Tóm tắt:
Nghiên cứu cắt ngang trên 573 bệnh nhân đang điều trị ARV tại 5 phòng khám ngoại trú HIV(OPC) ở Hà Nội nhằm thu thập thông tin về thực trạng điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) và các yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 55,7% bệnh nhân có tiền sử hoặc đang sử dụng CDTP đã từng được điều trị cai nghiện, chủ yếu là cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm (49,6%) và chỉ có 16,3% được điều trị thay thế bằng methadone. Thời gian từ khi phát hiện nhiễm HIV đến khi bắt đầu điều trị ARV trên 1 năm và điều trị ARV tại các mô hình OPC có lồng ghép (cùng bác sỹ hoặc cùng cơ sở) có mối liên quan đến đã từng cai nghiện tại trung tâm (OR lần lượt là 2,7; 2,7 và 1,9). Tỷ lệ điều trị methadone thấp hơn ở nhóm bệnh nhân điều trị ARV trên 1 năm (OR =0,2) và cao hơn ở nhóm tuân thủ tốt điều trị ARV (OR=2,3) và điều trị ARV ở các cơ sở lồng ghép (OR=3,1 với lồng ghép cùng bác sỹ và OR=4,7 với lồng ghép cùng cơ sở). Kết luận: Tỷ lệ điều trị methadone trong nhóm bệnh nhân có tiền sử sử dụng CDTP nhiễm HIV tương đối thấp (dưới 20%) và mô hình lồng ghép có liên quan đến tăng khả năng điều trị methadone của nhóm này. Các phát hiện của nghiên cứu gợi ý về nhu cầu lồng ghép điều trịnghiện CDTP trong các cơ sở điều trị ARV. Cần có thêm nghiên cứu tìm hiểu khó khăn và thuận lợi của mô hình lồng ghép để xây dựng các mô hình can thiệp phù hợp.
Summary:
A cross-sectional study was conducted on 573 patients undertaking ARV therapy atout-patient clinics in Hanoi to understand the sit-uation oncurrent drug addiction treatment and related factors. The results show that 55.7% of the patients havinga history of drug use or cur-rently using drugs have been treated for drug addiction, mostly in compulsory detoxification centers (49.6%) and a small percentage (16.3%) on methadone. The timebetween the moment got knowing their HIV status and starting ART treatment was longer than one year and getting treatment in an integrated OPC (same physicians or co-location) were associated with history of compulsory detoxification (ORs of2.7, 2.7 and 1.9, respectively). The percentage on methadone treatment was lower among patients who have been in ARV treatment for morethan 1 year (OR= 0.2), but higher among patients with good ART adherence (OR = 2.3), and among ARV patients in integrated clinics (OR =3.1 if same physicians and OR = 4.7 if co-location). We concluded that the precentage of patients on methadone treatment was relatively low (under 20%) and the integrated treatment models increasedthe chance of getting methadone treatment. The findings imply a need of integration of MMT and ARV treatment. Further studies are needed to understand the advatanges as well as the dis-advantages and challenges of integrated mod-els in order to develop an appropriate model for intergration
Từ khóa:
Nghiện chất dạng thuốc phiện, điều trị ARV, trung tâm cai nghiện, điều trị methadone
Keywords:
Opioid addiction, ARV treat-ment, detoxification center, methadone mainte-nance treatment
File nội dung:
O156308.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log