Thứ sáu, 26/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 303
Tập 31, số 1 2021

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ THỰC TRẠNG SƠ CẤP CỨU BỆNH NHÂN TAI NẠN THƯƠNG TÍCH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG NĂM 2019

EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF INJURIES AND THE SITUATION OF FIRST AID FOR INJURED PATIENTS AT HAI PHONG CHILDREN'S HOSPITAL IN 2019
Tác giả: Trịnh Thanh Xuân, Trần Thị Thúy Hà, Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Quang Hùng
Tóm tắt:
Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả một số đặc điểm dịch tễ học tai nạn thương tích (TNTT) và thực trạng sơ cấp cứu bệnh nhân tai nạn thương tích điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2019. Thông tin số liệu được thu thập từ 340 hồ sơ bệnh án và phiếu điều tra TNTT theo chương trình phòng chống TNTT được lưu trữ tại bệnh viện. Kết quả nghiên cứu cho thấy TNTT chủ yếu gặp ở trẻ nam chiếm 66,8%, từ 1-4 tuổi (41,2%) và ở khu vực ngoại thành (57,7%). TNTT thường xảy ra tại nhà (60,6%) với nguyên nhân chủ yếu là do ngã (62,4%). Phần lớn trẻ không được sơ cứu tại chô (77,9%). Biện pháp sơ cứu chủ yếu là băng bó (77,3%) với người thực hiện là người thân của trẻ chiếm 60,0%. Tỷ lệ nạn nhân được đưa thẳng đến Bệnh viện Trẻ em chiếm cao nhất là 67,6%. Phương pháp điều trị được áp dụng chủ yếu tại bệnh viện là thủ thuật với tỷ lệ 45,6% và phần lớn trẻ khỏi bệnh xuất viện (99,1%), chỉ có 0,6% trẻ bị tử vong. Như vậy, trẻ nam nhóm tuổi 1-4 là đối tượng hay gặp TNTT nhất và phần lớn trẻ không nhận được sơ cấp cứu tại chỗ
Summary:
A cross-sectional descriptive study was conducted in order to describe epidemiological characteristics of injuries and the situation of frst aid for injured patients at Hai Phong Children’s Hospital in 2019. The information was collected from the medical records and the questionnaires of self-created accidents under injury prevention program stored in the hospital. The results showed that injuries were mainly found in boys, accounting for 66.8%, aged 1-4 years (41.2%) and in suburban areas (57.7%). The accidents usually happened at home (60.6%) with the main cause being falls (62.4%). Most children did not receive frst aid (77.9%). The main method was bandaging (77.3%) with the help from the child’s relative, accounting for 60.0%. The percentage of victims who were taken to the Children’s Hospital immediately was the highest at 67.6%. The main method of treatment applied in hospitals is surgery with the propotion of 45.6%. Most children was cured (99.1%), only 0.6% of them died. Thus, the boys aged 1-4 were the subjects most often caught injury and the majority of children do not receive frst aid.
Từ khóa:
Tai nạn thương tích; sơ cấp cứu; bệnh viện Trẻ em; Hải Phòng
Keywords:
Injury; frst aid; children’s Hospital; Hai Phong
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/65
File nội dung:
o2101303.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log