Thứ bảy, 27/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 182
Tập 32, số 8 2022 Phụ bản

SỰ ỨC CHẾ TẢI LƯỢNG VI RÚT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI NHIỄM HIV ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2020 – 2021

HIV VIRAL LOAD SUPPRESSION AND SOME ASSOCIATED FACTORS AMONG PEOPLE LIVING WITH HIV ON ANTIRETROVIRAL THERAPY IN HO CHI MINH CITY DURING, 2020 - 2021
Tác giả: Nguyễn Ngọc Trinh, Nguyễn Lê Hạnh Nguyện, Văn Hùng, Đinh Quốc Thông, Khưu Văn Nghĩa, Nguyễn Hoàng Minh
Tóm tắt:
Nghiên cứu nhằm xác định sự ức chế tải lượng vi rút (TLVR) và mô tả một số yếu tố liên quan ở người nhiễm HIV, từ đó giúp đánh giá hiệu quả điều trị ARV tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ 7/2020 đến 7/2021 trên 16.278 người nhiễm HIV có kết quả TLVR trong thời gian nghiên cứu. Kết quả cho thấy tỷ lệ người nhiễm HIV đạt ngưỡng ức chế TLVR (< 1.000 bản sao/ml) là 98,6%. Người nhiễm HIV là nam quan hệ tình dục đồng giới, hoặc là vợ/bạn tình người nguy cơ cao có khả năng ức chế TLVR cao hơn nhóm tiêm chích ma tuý (TCMT) (ORHC: 2,04, 95%KTC: 1,32 - 3,17); (ORHC: 1,84, 95%KTC: 1,29 - 2,62). Người đã điều trị ARV từ 2 - 5 năm, hoặc ≥ 5 năm có khả năng đạt ức chế TLVR cao hơn nhóm điều trị từ 1 - 2 năm (ORHC: 1,74, 95%KTC: 1,08 - 2,80); (ORHC: 1,61, 95%KTC: 1,01 - 2,57). Khả năng ức chế TLVR cao hơn được phát hiện ở nhóm bắt đầu điều trị ở giai đoạn I và II (so với III hoặc IV) (ORHC: 5,89, 95%KTC: 4,06 - 8,55), và nhóm tuân thủ điều trị tốt (ORHC: 3,40, 95%KTC: 2,29 - 5,03). Do vậy, các chương trình điều trị ARV cần đẩy mạnh hơn việc kết nối điều trị ARV sớm và tư vấn tuân thủ điều trị cho người nhiễm HIV, đặc biệt nhóm TCMT, từ đó giúp tăng tỷ lệ người nhiễm HIV đạt ức chế TLVR ở TP.HCM.
Summary:
This study aimed to determine the viral load (VL) suppression and describe some associated factors among HIV-infected people, thereby helping to evaluate the effectiveness of ART treatment in Ho Chi Minh City (HCMC). A cross - sectional study was conducted from July 2020 to July 2021 on 16,278 patients who had the VL results in this period. The results showed that the proportion of achieving VL suppression (< 1.000 copies/ml) was 98.6%. HIV-infected people who were men having sex with men, or who were partners of highrisk people had a higher likelihood of having VL suppression than those who inject drugs (PWIDs) (AOR: 2.04, 95% CI: 1.32 - 3.17); (AOR: 1.84, 95% CI: 1.29 - 2.62). People with a duration of ART from 2 - < 5 years, or ≥ 5 years were more likely to achieve VL suppression than those on 1 - < 2 years of ART (AOR: 1.74, 95% CI: 1.08 - 2.80); (AOR: 1.61, 95% CI: 1.01 - 2.57). In addition, a higher likelihood of achieving VL suppression was found in those initiated ART at early clinical stages I and II (compared to III and IV) (AOR: 5,89, 95% CI: 4.06 - 8,55), and those with good adherence to ART (AOR: 3.40, 95% CI: 2.29 - 5.03). Therefore, antiretroviral treatment programs need to promote the connection of early ART, and counseling on treatment adherence for HIV-infected people, especially for PWIDs, thereby helping to increase the proportion of HIV viral load suppression in HCMC.
Từ khóa:
Ức chế tải lượng vi rút; HIV; ARV; tuân thủ điều trị
Keywords:
Viral load suppression; HIV; ART; treatment adherence
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/899
File nội dung:
o2208182.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log