Thứ bảy, 27/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 12
Tập 32, số 8 2022 Phụ bản

THỰC TRẠNG TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2012 – 2022

DEPRESSION SITUATION AND RELATED FACTORS IN PEOPLE LIVING WITH HIV/AIDS IN VIETNAM, 2012 - 2022
Tác giả: Phan Thị Thu Hương, Lê Thị Hương, Lê Minh Giang, Hoàng Thị Hải Vân, Đường Thị Ngoan, Nguyễn Thị Huyền Trang
Tóm tắt:
Bên cạnh việc tăng cường sức khỏe thể chất bằng điều trị thuốc ARV liên tục, suốt đời thì việc được chăm sóc, hỗ trợ sức khỏe tâm thần của người nhiễm HIV cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm và can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh. Bài tổng quan hệ thống này được thực hiện nhằm mô tả thực trạng trầm cảm và phân tích một số yếu tố liên quan của người bệnh nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam, giai đoạn 2012 - 2022. Qua tìm kiếm và phân tích 11 công trình nghiên cứu về thực trạng trầm cảm và các yếu tố liên quan tại Việt Nam từ 2012 - 2022 cho thấy, tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân nhiễm HIV rất cao (trung bình trên 30%). Các yếu tố làm gia tăng tỉ lệ trầm cảm được báo cáo là sự kì thị, thu nhập thấp, công việc không ổn định, trạng thái lo âu và các yếu tố liên quan đến điều trị HIV/AIDS như đang điều trị bệnh khác, tác dụng phụ của thuốc ARV, các triệu chứng của bệnh HIV/AIDS. Nhận được sự hỗ trợ từ người thân, gia đình, cộng đồng và tuân thủ điều trị tốt là các yếu tố bảo vệ người bệnh nhiễm HIV/AIDS trước nguy cơ trầm cảm.
Summary:
In addition to improving physical health with continuous, lifelong ARV drug treatment, the mental health care and support of HIVinfected people is also one of the issues that need attention and intervention to improve the effectiveness of their treatment. This systematic review was to determine the prevalence of depression and related factors in people living with HIV in Viet Nam, 2012 - 2022. The prevalence of depression was high (over 30%). Factors that increase reported rates of depression are stigma, low income, job instability, anxiety, and factors related to HIV/AIDS treatment such as being treated for other illnesses, side effects of ARV drugs, and symptoms of HIV/AIDS. Receiving support from relatives, family, and the community and good adherence to treatment are factors that protect people with HIV/AIDS from depression.
Từ khóa:
Trầm cảm; người nhiễm HIV/AIDS; Việt Nam
Keywords:
Depression; people living with HIV/AIDS; related factors
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/882
File nội dung:
r220812.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log