Thứ bảy, 27/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 179
Tập XXV, số 8 (168) 2015 Số đặc biệt

Một số đặc điểm dịch viêm não Nhật Bản tại Sơn La năm 2014

Characteristics of Japanese encephalitis outbreak in Son La, 2014
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Quang Thái, Đặng Thị Ánh Duyên, Nguyễn Thị San, Nguyễn Thị Thuỳ Dung, Nguyễn Thu Yến, Trần Thị Lan Anh, Phạm Văn Khang, Nguyễn Thị Thu Hương, Lê Kiều Oanh, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Trần Mạnh Tùng, Trần Như Dương
Tóm tắt:
Trường hợp mắc viêm não Nhật bản đầu tiên được ghi nhận tại Sơn La vào ngày 16/5/2014, sau đó dịch bùng phát và kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 trên địa bàn toàn tỉnh với 164 trường hợp mắc hội chứng não/màng não, trong đó có 42 trường hợpdương tínhvới vi rút viêm não Nhật bản. Tỷ lệ tử vong là 12,8% và 11,9% ở bệnh nhân mắc hội chứng não/màng não và bệnh nhân viêm não Nhật bản dương tính. Phần lớn các trường hợp dương tính với vi rút viêm não Nhật bản trong độ tuổi < 10 tuổi, tuy nhiên nhóm từ 15 tuổi trở lên chiếm tới 31% số mắc viêm não Nhật bản dương tính. Đa số bệnh nhân dương tính với viêm não Nhật bản, đặc biệt là bệnh nhân trong nhóm từ 15 tuổi trở lên thuộc các huyện mới được triển khai tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật bản từ năm 2007 hoặc năm 2012. Các biện pháp ứng phó với dịch đã được thực hiện đúng quy định bao gồm việc tiêm vắc xin viêm não Nhật bản cho các đối tượng nguy cơ cao (1-15 tuổi). Cần tiếp tục tằng cường giám sát bệnh cũng như triển khai tiêm vắc xin cho những đối tượng chưa được tiêm tại vùng dịch lưu hành và làm tốt tiêm chủng thường xuyên vắc xin viêm não Nhật bản nhằm góp phần khống chế và kiểm soát bệnh viêm não Nhật bản ở mức thấp nhất.
Summary:
The first Japaness encephalitis(JE) case reported in Son La in 16/5/2014, after that, the outbreak continue from June to September in the whole of Son La with 164 encephalitis/menigitis cases, of what, 42 positive with JE. Mortality rate are 12.8% and 11.9% among encephalitis/menigitis cases and JE positvere spectively. Most of positive cases had age less than 10 year, however, age group of morethan 15 year account for 31% of total positive cases who came from newly JE vaccination implemented Districts from 2007 and 2012. Control measure has been applyed including JE vaccination for high risk group (1-15 year of age). It is needed to improve surveillance system in outbreak area as well as JE vaccination (both routine and campaign) at high coverage to help control and keep JE at low level.
Từ khóa:
Viêm não Nhật Bản, viêm não Nhật bản, tiêm chủng, dịch viêm não, Miền Bắc Việt Nam
Keywords:
Japaness encephalitis, JE, immuniazation, northern region of Vietnam
File nội dung:
O158179.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log