Thứ bảy, 27/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 262
Tập 29, số 11 2019

MỐI LIÊN QUAN GIỮA VIỆC SỬ DỤNG INTERNET VÀ HÀNH VI TÌM KIẾM THÔNG TIN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM

ASSOCIATION BETWEEN INTERNET USING AND HEALTH INFORMATION SEEKING BEHAVIOR AMONG ADULTS IN THE CENTRAL REGION OF VIETNAM
Tác giả: Nguyễn Đắc Quỳnh Anh*, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Kỳ Nhật Minh, Trần Đình Khánh Sỹ, Ngô Thị Diệu Hường
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ 07/2018 đến 01/2019, trên 818 người trưởng thành, thuộc 4 phường, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Thông tin được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi dựa trên thang đo HLS-EU-Q47. Mô hình hồi quy đa biến logistic được sử dụng để xác định các mối liên quan. Nghiên cứu chỉ ra 48,3% người dân sử dụng Internet để TKTTS và 28,7% chỉ sử dụng các phương tiện thông tin truyền thống. Người TKTTSK qua Internet có xu hướng thường xuyên thực hiện hành vi này hơn và có kiến thức liên quan cao gấp 3,2 lần so với nhóm không sử dụng. Các công cụ tìm kiếm thông thường là phương thức được sử dụng phổ biến nhất để TKTTSK (87,1%); rất ít người tiếp cận được với dịch vụ tư vấn y tế trực tuyến. Bệnh tật, dinh dưỡng và phương pháp điều trị là các chủ đề được quan tâm nhất, bên cạnh đó, vấn đề liên quan đến phòng ngừa bệnh tật cũng đang thu hút được sự chú ý của cộng đồng. Những yếu tố tác động đến hành vi TKTTSK qua Internet là: tuổi (OR= 1,899; 95%CI: 1,129–3,192), điều kiện kinh tế (OR= 4,565; 95%CI: 1,191–17,497), tình trạng sức khỏe (OR= 0,606; 95%CI: 0,378-0,972) và trình độ học vấn (OR= 0,335, 95%CI: 0,221–0,0506). Việc sử dụng Internet có ảnh hưởng đến hành vi TKTTSK của người dân. Quản lý, nâng cao chất lượng thông tin y tế, đặc biệt là các thông tin trên Internet là vấn đề quan trọng.
Summary:
This was a cross-sectional study conducted over a 6-month period, from 07/2018 to 01/2019. Samples were 818 adults aged from 18 to 89 from 4 various wards in Hue City, Vietnam. Information was collected through face-to-face interviews by the 4 parts questionnaire was developed from the Health Literacy Survey-Asia-Questionnaire. Multivariable logistic regression analyses were performed at a 95% confdence level. The results of study indicated that 48.3% of participants used the internet for HISB and 28.7% only used traditional information sources. People who used the internet for HISB practiced more often and had knowledge of HISB was 3.2 times better than people using traditional health information resources only. The most popular information channel on the internet was Internet search engines (87.1%), very few people accessed online health counseling service (2.2%). Disease, nutrition and treatment were the most sought topics, besides, internet users tended to search more for prevention. The factors related to HISB via the Internet were: (OR= 1.899; 95%CI: 1.129– 3.192), economic condition (OR= 4.565; 95%CI: 1.191–17.497), self-reported health status (OR= 0.606; 95%CI: 0.378-0.972) and education (OR= 0.335, 95%CI: 0.221–0.0506). There was a association between internet usage and HISB. Improving the quality and reliability of mass media, especially information on the Internet, is an important issue.
Từ khóa:
Hành vi tìm kiếm thông tin sức khỏe (HVTKTTSK), Internet, phương tiện truyền thông, Việt Nam
Keywords:
Health Information Seeking Behavior (HISB), Internet, mass media, Vietnam
File nội dung:
o1911262.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log