Thứ bảy, 27/04/2024
 NămSố
 Từ khóa
 Tác giả
Tìm thông tin khác
Một số đặc điểm dịch tễ học đại dịch COVID-19 và đáp ứng của hệ thống giám sát tại Quảng Ninh năm 2021
Năng lực sức khỏe của sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian đại dịch COVID-19, 2021 - 2022
Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71,9 tháng tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
Trang: 297
Tập 31, số 9 2021 Phụ bản

THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA TRẺ EM TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRƯNG VƯƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2020

NUTRITIONAL STATUS OF CHILDREN AT TRUNG VUONG PRESCHOOL IN THAI NGUYEN CITY AND SOME RELATED FACTORS IN 2020
Tác giả: Trương Thị Thùy Dương, Trần Thị Huyền Trang, Thân Đức Mạnh
Tóm tắt:
Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả thực trạng dinh dưỡng và phân tích một số yếu tố liên quan của trẻ em trường mầm non Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên năm 2020. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 399 trẻ em tại trường. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa theo chuẩn tăng trưởng của WHO năm 2007. Các yếu tố liên quan được thu thập bằng phiếu phỏng vấn điều tra người nuôi dưỡng trẻ. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 5,0%, thể thấp còi là 7,8% và thể gầy còm là 4,3%, tỷ lệ thừa cân, béo phì là 9,3%. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về các tỷ lệ này. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ với trình độ học vấn và kiến thức của người nuôi dưỡng trẻ trong phòng chống suy dinh dưỡng (p < 0,05). Có mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ với kiến thức, thực hành của người nuôi dưỡng trẻ trong phòng chống thừa cân, béo phì (p < 0,05). Cần tăng cường các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt giáo dục truyền thông cho bà mẹ, người chăm sóc trẻ về kiến thức thực hành phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì trẻ em.
Summary:
The study aims to describe the current nutrition status of children at Trung Vuong preschool, Thai Nguyen city in 2020 and analyze some related factors. This crosssectional study included 399 children at the preschool. The method of assessing nutritional status was based on WHO growth standards in 2007. The relevant factors were collected by survey questionnaires of child caretaker. The results showed that there was a double burden of nutritional status in Trung Vuong preschool: The overall rate of malnutrition was quite high 17.0%, of which underweight accounts for 5.0%, stunting was 7.8% and wasted body was 4.3%. Besides, the rate of overweight and obesity tended to increase, accounting for 9.3%. There was a statistically significant relationship between the child’s malnutrition status and the education level, the knowledge of the caregivers in the prevention of malnutrition (p < 0.05). There was also a relationship between overweight and obesity of children and the knowledge, practice of caregivers in prevetion of overweight and obesity (p < 0.05).
Từ khóa:
Trẻ em; tình trạng dinh dưỡng; trường mầm non; Trưng Vương; thành phố Thái Nguyên
Keywords:
Children; nutritional status; preschool; Trung Vuong; Thai Nguyen City
DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/467
File nội dung:
o2109297.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.
Thông tin trong cùng số xuất bản:
THƯ CHÚC MỪNG 98 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/2023). Kính chúc các anh, các chị và các bạn đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Hy vọng các đồng chí luôn giữ vững ngòi bút, lập trường và sự khách quan, trung thực của mình để góp phần phát triển nền báo chí nước nhà. GS. TS Đặng Đức Anh (Tổng biên tập Tạp chí Y học dự phòng)
Website www.tapchiyhocduphong.vn được phát triển bởi đơn vị thiết kế web: MIP™ (www.mip.vn - mCMS).
log